Các vấn đề thường gặp về thị lực như mắt nhìn mờ, cận thị, suy giảm thị lực… Để giúp mắt sáng hơn, trong Đông Y có một số món ăn bài thuốc bổ mắt như sau.
- Thầy thuốc nói về công dụng của cây lá lốt trong y học cổ truyền
- 11 tác dụng chữa bệnh của cây hành ta có thể bạn chưa biết
- Thầy thuốc tư vấn các bài thuốc Đông Y chữa chứng chán ăn ở trẻ nhỏ
Thầy thuốc gợi ý món ăn bài thuốc bổ mắt giúp mắt sáng
Các bác sĩ cho biết, các vấn đề về mắt chúng ta hay gặp như suy giảm thị lực, quáng gà, cận thị, mắt nhìn mờ… Những bệnh này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, những người làm việc và học tập bằng trí óc và đôi mắt liên tục. Để giúp mắt sáng hơn, sau đây Thuốc Việt xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc Đông Y có tác dụng bổ dưỡng can thận, ích khí dưỡng huyết, giúp tăng cường thị lực như sau.
Một số món ăn bài thuốc Đông Y giúp bổ mắt
Bài 1: Chuẩn bị các nguyên liệu sau đây: Gan lợn 60g, hoài sơn 20g, táo đỏ 10 trái, gia vị vừa đủ.
Cách làm món ăn bài thuốc Đông Y này như sau: Gan lợn bạn đem đi rửa sạch, sau đó cắt miếng, ướp gia vị. Táo đỏ, hoài sơn rửa sạch, để ráo. Tất cả các nguyên liệu này bạn đem cho vào một cái bát sành, đem chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị ăn trong bữa ăn. Món ăn này có tác dụng bổ can, bổ tỳ, dưỡng huyết, tăng cường thị lực.
Bài 2, Rau chân vịt 150g, gan lợn 100g, gừng, gia vị vừa đủ.
Cách làm món ăn bài thuốc này như sau: Rửa sạch rau chân vịt rồi cắt khúc; gan lợn rửa sạch, thái mỏng, cho nước vào nồi, cho gừng thái nhỏ, gia vị, đun to lửa cho sôi rồi cho gan, rau vào, gan chín là được. Món ăn này bạn có thể ăn nóng với cơm, ngày 1 lần, tuần 3 lần. Công dụng của món ăn bài thuốc này là: Bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo, hỗ trợ điều trị cận thị, hoa mắt, váng đầu, ù tai.
Bài 3: các vị thuốc cần chuẩn bị như sau: Hoa cúc trắng 15g, thảo quyết minh 15g, đường kính trắng 15g, gạo tẻ 100g.
Cách làm: Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, sau đó bạn đem nấu cùng với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Tiếp đến bạn cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc thêm nước nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần. Mỗi liệu trình 7 ngày.
Thầy thuốc y học cổ truyền cho biết, bài thuốc này có công dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, thích hợp với người đau mắt đỏ, nhìn mờ, tăng huyết áp. Lưu ý không dùng món ăn bài thuốc này cho người bị tiêu chảy.
Bài 4: Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gan dê 100g, gạo tẻ, hành, muối vừa đủ.
Cách làm món ăn bài thuốc này như sau: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị là được. Ngày ăn 1 bát, ăn liền 7 ngày. Thầy thuốc cho biết, món ăn bài thuốc này có tác dụng: Dưỡng can, sáng mắt, hỗ trợ điều trị cận thị, quáng gà, hoa mắt.
Hoa cúc trắng
Bài 5: Cà rốt 60g, hoa cúc 20g, gạo tẻ 30g, gia vị vừa đủ.
Cách làm như sau: Rửa sạch cà rốt, gọt vỏ, thái thành từng miếng. Sau đó bạn cho hoa cúc vào nồi thêm 500ml, đun sôi 20 phút, rồi cho cà rốt, gạo tẻ vào nấu cùng thành cháo, thêm gia vị, ăn vào lúc đói bụng. Theo các thầy thuốc tư vấn, món ăn này có tác dụng: Thanh nhiệt, sáng mắt, thích hợp dùng cho người thị lực suy giảm, sốt nóng, nhức đầu.
Bài 6: Câu kỷ tử 30g, dâu tằm (tang thầm) 30g, gạo nếp 60g, đường phèn.
Cách chế biến như sau: Rửa sạch câu kỷ, dâu tằm, rồi nấu cùng gạo nếp thành cháo, khi ăn thêm chút đường phèn. Công dụng của món ăn bài thuốc này là: Bổ can thận, dưỡng huyết, ích trí, làm sáng mắt, dùng tốt cho người suy giảm thị lực, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ.
Nguồn: Sức khỏe đời sống.
Thuocviet.edu.vn tổng hợp.