Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Công dụng trị bệnh của củ cải trắng trong y học cổ truyền

Công dụng trị bệnh của củ cải trắng trong y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
19 Tháng Một, 2020 Thuốc đông Y 117 Lượt xem

Củ cải trắng không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn mà còn có nhiều công dụng trị bệnh, sau đây là một số món ăn bài thuốc y học cổ truyền từ củ cải trắng.

Công dụng trị bệnh của củ cải trắng trong y học cổ truyền

Công dụng trị bệnh của củ cải trắng trong y học cổ truyền

Thành phần của củ cải trắng

Củ cải trắng còn được biết đến với các tên gọi khác như la bặc tử, lai phục tử, rau lú bú. Củ cải trắng được trồng phổ biến và là thực phẩm rất quen thuộc trong mùa đông.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây củ cải trắng là rễ phình ra thành củ (Rhizoma Raphani). Trong Y học cổ truyền, củ cải phơi khô có tên địa khô lâu.

Trong thành phần của củ cải trắng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: glucose, fructose, saccharose, giàu sinh tố C và A, B, pholate, choline; ngoài ra còn có Ca, P, Fe, Mg, K, Na, Seprotein. Có tác dụng làm giảm mỡ lắng đọng dưới da, phòng chống ung thư.

Công dụng của củ cải trắng trong y học cổ truyền

Củ cải trắng không chỉ được dùng làm thực phẩm mà còn được dùng như một vị thuốc đông y. Theo y học cổ truyền, củ cải trắng vị cay ngọt, tính mát; vào kinh phế vị.

Củ cải trắng có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc. Các công dụng trị bệnh của củ cải trắng như: đầy bụng, ăn không tiêu; viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khàn tiếng, khái huyết, nục huyết, đái tháo đường và hội chứng lỵ. Củ cải trắng có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi. Ngoài ra củ cải trắng còn có công dụng chữa thủy thũng, viêm phổi, ngộ độc hơi than (oxyt carbon).

Một số món ăn bài thuốc y học cổ truyền từ củ cải trắng

Sau đây thuốc Việt xin chia sẻ một số món ăn bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ củ cải trắng:

Củ cải hầm bì sứa: nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: bì sứa (hải triết bì) 120g, củ cải 60g, thêm nước gia vị hầm nhừ chia 2 lần ăn trong ngày. Món ăn bài thuốc này dùng cho người viêm khí phế quản mạn tính.

Củ cải hầm nước gừng: nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: củ cải 10 củ lấy cả lá và cuống, rửa sạch thái lát nấu nhừ, cho thêm nước gừng, bột gạo, dấm ăn, khuấy cho sôi để ấm rồi ăn. Món ăn này dùng cho người đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

Cháo củ cải: nguyên liệu gồm có: gạo tẻ 80-100g, củ cải 50g (thái lát) cùng đem nấu cháo, thêm chút muối, ăn. Món ăn bài thuốc này có thể áp dụng cho người đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo đường mỡ hoặc đái tháo đường.

Canh thịt dê, cá diếc củ cải: nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g, thêm gia vị thích hợp nấu canh hoặc lẩu, ăn nóng. Áp dụng món ăn bài thuốc này cho người suy nhược viêm khí phế quản, ho suyễn.

Củ cải trắng mật ong: nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm củ cải phơi khô 50g, mật ong 30-50ml, trộn đều, ăn trong ngày. Món ăn bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính.

Củ cải mật ong

Củ cải mật ong

Nước ép gừng tươi củ cải: nguyên liệu gồm có củ cải, gừng tươi, liều lượng tùy ý, ép lấy nước uống rải rác ít một trong ngày. Dùng để điều trị khàn giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

Nước ép củ cải hấp đường phèn: các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có củ cải tươi hoặc luộc chín 500g, ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp, uống ngày 1 lần. Bài thuốc này được dùng để điều trị hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Nước cải củ tươi: cách thực hiện như sau: củ cải hay cả cây cải tươi giã nát vắt lấy nước uống. Trị ngạt do khói than (theo Nam dược thần hiệu).

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải trắng.

Tham khảo: Sức khỏe đời sống.

Nguồn: Thuocviet.edu.vn tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …