Ngũ vị tử vị thuốc quý có rất nhiều công dụng, đã được nghiên cứu và chứng minh trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.
- Những bài thuốc đông y giúp phụ nữ nhuận sắc
- Đông Y – bài thuốc dân gian trị chứng đầy bụng
- Trị sởi bằng bài những bài thuốc Đông y
Ngũ vị tử – vị thuốc quý chữa bách bệnh
Tác dụng của cây thuốc theo y học cổ truyền
Phần quả của cây ngũ vị là bộ phận chính được thu hái để bào chế thành thuốc. Thời điểm hái quả thường vào mùa thu.
Sau khi hái và sơ chế, quả sẽ được đem phơi dưới ánh nắng tự nhiên hoặc sấy khô bằng máy công nghiệp.
Theo Đông y, quả ngũ vị có vị chua, tính ấm, qui vào kinh Thận và Phổi (tác động vào quá trình hoạt động của Thận và Phổi).
Ngũ vị tử phơi khô
Tác dụng của vị thuốc đông y này là: Thu liễm, phế khí, chỉ tả, chỉ khái, sáp trường, liễm hãn, an thần (Theo Trung Dược Học).
Sử dụng Ngũ Vị Tử để chữa chứng ho, khát nước, miệng khô, mệt mỏi, di tinh, tả lỵ, mồ hôi trộm.
Tác dụng của cây thuốc theo y học hiện đại
Trong y học hiện đại, Ngũ Vị Tử có tác dụng gì? Dưới đây là những công dụng cụ thể của loại cây này:
Tác động tới hệ thần kinh trung ương: Sắc nước quả Ngũ Vị rồi uống hàng ngày sẽ giúp kích thích hệ thần kinh trung ương ở cột sống và não. Xoa dịu căng thẳng. Tác dụng kích thích ở những phản xạ có điều kiện.
Tác động tới hệ thần kinh ngoại biên: Khi nghiên cứu, tiêm chất Schizandrin trong quả ngũ vị vào khoang bụng chuột nhắt thì thấy cơ thể bị kích thích sản sinh ra chất Cholin. Liều nhỏ kích thích tiếp nhận chất Nicotin.
Ngũ Vị Tử có tác trong y học hiện đại
Tác động tới hệ hô hấp: Nước sắc quả Ngũ Vị Tử tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương từ đó kích thích hoạt động hô hấp.
Tác động tới hệ tim mạch: Dịch chiết xuất Alcol của loại quả này có công dụng làm giãn mạch giúp hạ huyết áp trong những trường hợp huyết áp tăng cao bất thường.
Tác động với tử cung: Nghiên cứu trên thỏ cho thấy, Ngũ Vị kích thích đồng nhất trên tử cung thỏ dù cơ thể thỏ cái đang mang thai, không có thai hay sau khi đã sinh. Cụ thể, hoạt chất đẩy mạnh nhịp co thắt của tử cung do đó được sử dụng như một loại thuốc phá thai.
Tác dụng chuyển hóa: Các báo cáo đều đưa ra một kết luận chung là hoạt chất trong quả ngũ vị làm tăng lượng Glycogen và Glucose ở gan đồng thời còn tăng nồng độ Acid Lactic. Thuốc còn có tác dụng gia tăng sự hấp thu chất P32, tăng cường độ hoạt động của lục phủ ngũ tạng, đẩy mạnh hoạt động của Phosphate.
Tác dụng đối với giác quan: Làm tăng nhãn lực và tăng độ nhận biết của xúc giác.
Điều trị suy nhược thần kinh: Tiến hành điều trị cho 73 bệnh nhân (có các triệu chứng tiêu biểu là chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, đau đầu, mất ngủ) cho kết quả 43 ca khỏi hoàn toàn, 13 ca có tiến triển tích cực.
Có hiệu quả trong điều trị viêm gan nhiễm trùng không vàng da: Trong 102 bệnh nhân được cho uống nước Ngũ Vị, 76% bệnh nhân cho thấy tín hiệu khả quan, chỉ số SGPT hơn 300 đơn vị. Hiệu quả điều trị bệnh lý lên tới 72% mà không có tác dụng phụ.
Một số lưu ý khi sử dung Ngũ vị tử
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Ngũ Vị Tử
Dù có những công dụng kể trên nhưng Ngũ Vị Tử cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc nếu sử dụng quá liều. Cụ thể, thí nghiệm trên chuột cho thấy uống từ liều 10-15g/kg trở lên sẽ có dấu hiệu quá liều, ngộ độc (cơ thể mệt mỏi, khó thở, mất ngủ).
Ngoài ra khi sử dụng Ngũ Vị Tử, cũng cần lưu ý:
- Nhiệt thịnh, mới phát ban và ho thì không nên dùng.
- Bệnh nhân bị viêm phế quản mới có triệu chứng sốt và ho không nên dùng.
- Người có biểu tà bên ngoài, thực nhiệt bên trong không nên dùng ngũ vị tử.
- Quả ngũ vị có khả năng thúc đẩy co bóp tử cung nên tuyệt đối không dùng để điều trị cho phụ nữ có thai.
- Loại thuốc này có thể làm tăng lượng dịch tiết ở dạ dày do đó cân nhắc khi dùng cho người có tiền sử bị các bệnh lý về dạ dày như viêm loét, trào ngược.
- Quả ngũ vị có tương tác với các loại thuốc khác như: Thuốc chống đông máu, nhóm thuốc Tacrolimus hay thuốc chuyển hóa gan…
- Một số tác dụng phụ khi dùng ngũ vị tử là: Phát ban da, ợ nóng, đau dạ dày, chán ăn…
Trên đây là những thông tin chi tiết về Ngũ Vị Tử và những tác dụng mà có thể bạn chưa biết. Dược liệu nào cũng có dược tính và công dụng khác nhau. Việc tìm hiểu và ghi nhớ sẽ giúp bạn nắm rõ hơn nếu đang được chỉ định sử dụng.