Danh mục
Trang chủ >> Thuốc Tân dược >> Cách sử dụng và liều dùng của thuốc Bloza như thế nào?

Cách sử dụng và liều dùng của thuốc Bloza như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
5 Tháng Bảy, 2021 Thuốc Tân dược, Thuốc Tim Mạch 266 Lượt xem

Thuốc Bloza thuộc nhóm thuốc tim mạch, được dùng trong điều trị tăng huyết áp, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là bệnh nhân suy thận.  Mọi người cùng tìm hiểu cách sử dụng của Bloza qua bài viết dưới đây nhé!

Thuốc Bloza thuộc nhóm thuốc tim mạch

Công dụng của thuốc Bloza là gì?

Thuốc Bloza thuộc nhóm thuốc tim mạch, được dùng trong điều trị tăng huyết áp, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là bệnh nhân suy thận. Thuốc Bloza có tác dụng giãn mạch, tăng áp lực ngoại vi, ức chế vỏ tuyến thượng thận tiết aldosteron, nhờ đó có tác dụng hạ huyết áp.

Chỉ định của thuốc Bloza là gì?

Thuốc Bloza được các bác sĩ và chuyên gia y tế khác chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị tăng huyết áp, có thể phối hợp với thuốc hạ áp khác để đạt được hiệu quả cao trong điều trị
  • Dùng cho người bệnh tăng huyết áp có phì đại thất trái để làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do tim mạch (như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…)
  • Dùng trong trường hợp làm chậm quá trình diễn tiến bệnh thận cho bệnh nhân đái tháo đường type 2có protein niệu

Thành phần chính của thuốc Bloza có tác dụng gì?

Tác dụng của hoạt chất Losartan Kali

Losartan Kali là một chất đối kháng thụ thể AT1 của Angiotensin II (một thành phần quan trọng trong bệnh lý tăng huyết áp, có tác dụng co mạch và kích thích vỏ tuyến thượng thận tiết aldosteron, là sản phẩm chuyển hóa của Angiotensin I dưới xúc tác của enzyme angiotensin converting).

Cơ chế tác dụng

Làm ức chế quá trình gắn của angiotensin II vào receptor, do Losartan và các chất chuyển hóa của nó là các chất đối kháng chọn lọc và thuận nghịch của thụ thể AT1. Do đó có tác dụng hạ áp do giãn mạch, tăng áp lực ngoại vi, tăng đào thải muối, nước và làm giảm nồng độ aldosteron.

Cách sử dụng của thuốc Bloza như thế nào?

 Liều dùng

Điều trị tăng huyết áp:

  • Khởi đầu và duy trì: 25-50mg/ lần, 1 lần/ ngày. Nếu cần có thể tăng lên 100ng/ ngày, nhưng cần cân nhắc đối với một số bệnh nhân.
  • Người lớn tuổi (75 tuổi trở lên), bệnh nhân suy thận vừa đến nặng: liều khởi đầu là 25mg/ lần, 1 lần/ ngày.

Điều trị cho bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao:

  • Liều khởi đầu là 50mg/ lần, 1 lần/ ngày, có thể kết hợp với thuốc điều trị tăng huyết áp khác để đạt hiệu quả tốt hơn

Điều trị cho bệnh nhân suy thận do đái tháo đường type 2:

  • Liều khởi đầu là 50mg/ lần, 1 lần/ ngày. Có thể tăng liều đến 100mg/ ngày tùy theo tình trạng huyết áp của bệnh nhân hoặc có thể kết hợp với thuốc điều trị tăng huyết áp khác (như thuốc chẹn kênh calci, thuốc lợi tiểu,…) để đạt được mục tiêu trong điều trị

Lưu ý: Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, liều lượng và tần suất sử dụng thuốc có thể thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cách dùng

  • Thuốc Bloza được bào chế dưới dạng viên nén dùng theo đường uống, không nên nghiền nát hoặc nhai thuốc để đảm bảo đầy đủ hàm lượng cũng như công dụng của thuốc
  • Uống cùng với nước lọc, không uống cùng sữa, nước ngọt và các đồ uống có cồn để đem lại hiệu quả tốt nhất
  • Có thể uống cùng thức ăn hoặc không
  • Nên uống vào buổi sáng, vì trưa và chiều huyết áp thường tăng cao

Chống chỉ định của thuốc Bloza

  • Những người dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với Losartan hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Trẻ em dưới 18 tuổi
  • Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ

Tác dụng phụ của thuốc Bloza

Dược sĩ – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, trong quá trình sử dụng thuốc Bloza có thể xảy ra một số tác dụng phụ sau:

  • Tim mạch: hạ huyết áp đứng, tim đập nhanh, chậm nhịp xoang, đau ngực, block nhĩ thất độ II
  • Tiêu hoá: ỉa chảy, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đầy hơi, nôn, viêm dạ dày, có thắt ruột, mất vị giác
  • Hệ thần kinh trung ương: mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, đau nửa đầu, choángváng, lo âu, rối loạn giấc ngủ
  • Hệ hô hấp: ho, viêm xoang, xung huyết mũi, khó thở, chảy máu cam, viêm mũi, xung huyết đường thở, viêm phế quản, khó chịu ở họng
  • Hệ cơ, xương khớp: đau cơ, đau lưng, đau xương, yếu cơ, phù khớp, đau chân
  • Hệ sinh dục – tiết niệu: đái nhiều, tiểu nhiều về đêm, suy thận, viêm kẽ thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bất lực, giảm tình dục
  • Thị giác: mắt mờ, giảm thị lực, viêm kết mạc, nhức mắt
  • Gan: viêm gan, tăng bilirubin, vàng da do ứ mật trong gan, rối loạn chức năng gan, viêm tuỵ
  • Tăng/ giảm nồng độ Kali trong máu, giảm nồng độ Magie/ Natri trong máu, hạ Phosphat huyết tăng Calci máu, tăng nồng độ glucose máu, tăng lipid máu,
  • Ù tai, rụng tóc, toát mồ hôi
  • Viêm da, ban da, da khô, mày đay, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng

Đa số các tác dụng phụ nói trên đều ở mức độ nhẹ và thoáng qua, không cần phải ngừng thuốc. Trong trường hợp các triệu chứng kéo dài thì nên liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng thuốc Topamax hiệu quả

Topamax là một thuốc chứa topiramate dùng để điều trị động kinh. Những tác động …