Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày

Xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
30 Tháng Chín, 2022 Tin Tức Y dược 132 Lượt xem

Vi khuẩn HP tên gọi đầy đủ là Helicobacter Pylori, chúng là một tác nhân gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm tá tràng hoặc nặng hơn có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Theo thống kê hàng năm, nước ta có tầm 60-70% dân số bị nhiễm phải vi khuẩn HP, và để xác định sự tồn tại của vi khuẩn HP chúng ta có thể thực hiện các xét nghiệm bằng những phương pháp khác nhau, từ đó chúng ta có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa cũng như điều trị một cách sớm và hiệu quả nhất.

Vi khuẩn HP

1.Vi khuẩn HP là gì

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Vi khuẩn HP là  xoắn khuẩn gram (-), chúng thường nằm ở trong dạ dày. Khi tồn tại trong dạ dày chúng sẽ sản sinh những chất có thể gây hại cho dạ dày.

Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như loét dạ dày, viêm dạ dày,… hay trầm trọng hơn là ung thư dạ dày.

Theo tin tức y dược ở nước ta tỷ lệ nhiễm HP vô cùng cao, nguyên nhân chính là do vệ sinh ăn uống, vệ sinh nơi ở không tốt, và chúng cũng có thể lây từ người này sang người khác qua các con đường như:

– Đường miệng: đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất, lây qua nước bọt hay đường ăn uống, nên chỉ cần một thành viên trong gia đình nhiễm, nguy cơ cao cả nhà sẽ bị nhiễm

– Đường phân: Việc sử dụng nhà vệ sinh chung rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn này, vì chúng được bài tiết qua phân.

Vi khuẩn HP có thể gây hại đến cơ thể chúng ta hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, sử dụng các thực phẩm không tốt như thuốc lá, rượu bia hoặc điều trị thuốc quá mức,…

2.Biểu hiện khi bị nhiễm vi khuẩn HP

Bình thường, trong cơ thể con người sẽ có một lượng vi khuẩn HP nhất định, nhưng khi lượng HP quá nhiều sẽ gây ra các tổn thương trong dạ dày. Khi đó, sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Hay bị đầy hơi và khó tiêu, cảm giác đau âm ỉ ở bụng
  • Sút cân một cách bất thường.
  • Ợ chua và ợ hơi.
  • Hay buồn nôn.
  • Phân đen và có thể có máu.
  • Hay chóng mặt.
  • Bắt đầu xuất hiện những triệu chứng  viêm loét dạ dày,…

3.Các xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP dạ dày

1. Test hơi thở để phát hiện vi khuẩn HP

Test hơi thở tìm vi khuẩn HP bằng phương pháp sử dụng bóng

Đây là phương pháp xét nghiệm không có xâm lấn, được sử dụng phổ biến ở các nước khác nhàu, và cả Việt Nam cũng hay sử dụng phương pháp này. Có 2 dạng kỹ thuật xét nghiệm vi khuẩn HP bằng hơi thở đang đó là:

–  Sử dụng bóng – người bệnh thổi vào một dụng cụ có hình dạng trông giống quả bóng.

– Sử dụng thẻ – người bệnh thổi vào một dụng cụ có hình dạng giống như chiếc thẻ ATM.

Khi đó, hơi thở của người bệnh sẽ được phân tích bằng dụng cụ đó và từ đó sẽ đáng giá người bệnh nhiễm vi khuẩn HP hay không. Xét nghiệm HP bằng hơi thở cho kết quả chính xác, phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những người đã từng bị và điều trị vi khuẩn HP và giúp đánh giá hiệu quả điều trị.

2. Xét nghiệm phân

Vi khuẩn HP chúng tồn tại trong dạ dày nên chúng sẽ đào thải qua phân khi ta đi vệ sinh. Vậy nên, xét nghiệm phân có thể kiểm tra được sự tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày.

Bệnh nhân có thể lấy mẫu phân tại nhà theo hướng dẫn và mang đến bệnh viện hay cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Mẫu phân sẽ được xử lý bằng hóa chất, và làm phân tích bằng miễn dịch huỳnh quang để cho ra kết quả.

Bình thường, cách này sẽ được áp dụng với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Vì việc lấy mẫu đơn giản, kết quả khá chính xác, chi phí hợp lý nên chúng cũng được ưu tiên sử dụng đánh giá nhiễm HP gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Bên cạnh đó, phương pháp này có nhược điểm trong việc kết quả không thể có nhanh chóng.

3 Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra kháng thể kháng vi khuẩn đó,  kháng thể này xuất hiện trong máu và có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu. Đây là một xét nghiệm phổ biến, hầu hết các cơ sở y tế bệnh viện đều có xét nghiệm này. Tuy vậy, chúng không được ưu tiên sử dụng vì hay cho kết quả dương tính giả, khó trong việc đánh giá bệnh và hiệu quả điều trị. Bởi vì, các bệnh nhân đã nhiễm HP khi điều trị khỏi rồi trong máu vẫn có thể tồn tại kháng thể. Xét nghiệm có thể áp dụng khi muốn kiểm tra bản thân có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP

4. Nội soi dạ dày

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Việc nội soi dạ dày khá quen thuộc với mọi người. Bác sĩ sẽ dùng 1 ống nội soi nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày qua đường miệng rồi ống ống thực quản. Sau đó sẽ di chuyển đến vị trí vết loét để lấy một mẫu mô làm sinh và sẽ nuôi cấy vi khuẩn. Và sau cùng  sẽ dùng xét nghiệm Clo-test hay sẽ quan sát hình thể để xác định vi khuẩn HP. Phương pháp này là phương pháp có thể đánh giá toàn diện, ngoài đánh giá được tình trạng loét đồng thời có thể đánh giá được vị trí, triệu chứng và tiến triển của bệnh, từ đó có thể đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất.

Tuy đem lại hiệu quả lớn, nhưng đối với nhiều người, đặc biệt với bệnh nhân lớn tuổi, nội soi là phương pháp không dễ chịu.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …