Thuốc kháng sinh là những hợp chất hóa học – không kể nguồn gốc – có tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá thiết yếu của vi sinh vật. Với liều điều trị, kháng sinh có thể kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
- Thuốc kích thích thần kinh trung ương Strychnin
- Cách sử dụng thuốc Alpha chymotrypsin
- Thuốc kích thích thần kinh trung ương Nikethamid
Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh
-
Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn:
- Phải chắc chắn có nhiễm khuẩn mới dùng kháng sinh.
- Cần phân biệt nhiễm vi khuẩn với nhiễm siêu vi vì kháng sinh không có hiệu quả đối với virus. Để xác định nhiễm khuẩn cần dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Các xét nghiệm thường cho kết quả tin cậy nhưng không phải bao giờ cũng có điều kiện để làm. Trường hợp không làm được kháng sinh đồ có thể dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng.
- Sốt là biểu hiện hầu như luôn có trong nhiễm khuẩn, tuy nhiên sốt chưa chắc đã có nhiễm khuẩn.
- Vì vậy cần phối hợp các dấu hiệu lâm sàng khác để có kết quả tin cậy hơn.
- Trường hợp nhiễm siêu vi có bội nhiễm vẫn có chỉ định dùng kháng sinh.
-
Chọn đúng kháng sinh:
Hạn chế dùng kháng sinh phổ rộng hoặc phối hợp nhiều kháng sinh.
Trước khi điều trị cần xác định đúng tác nhân gây bệnh để chọn một kháng sinh tốt nhất.
Lựa chọn kháng sinh dựa vào các cơ sở sau: Phổ hoạt tính:Tốt nhất nên làm kháng sinh đồ để xác định chính xác. Có thể dựa vào kinh nghiệm lâm sàng.
Tính chất dược động học: Dựa vào khả năng kháng sinh tập trung vào ổ nhiễm trùng: họ -Lactam, Aminosid, Quinolon tập trung nhiều ở nước tiểu; Phenicol, Ampicillin tập trung ở đường mật; Ampicillin, Sulfonamid tập trung ở dịch não tuỷ…
Dựa vào thời gian bán thải, MIC để điều chỉnh liều, thể tích phân phối để tính liều tấn công, duy trì …
Nơi nhiễm trùng: Đây là yếu tố quan trọng nhất để chọn loại kháng sinh, đường dùng, liều dùng nhằm đạt hiệu quả cao và hạn chế tác dụng phụ ở mức thấp nhất.
Tình trạng người bệnh: Dựa vào tuổi tác, chức năng gan, thận, tình trạng bệnh để hạn chế các tác dụng không mong muốn.
-
Chọn dạng thuốc phù hợp:
Dựa vào tình trạng bệnh, cơ địa người bệnh, vị trí nhiễm khuẩn … để chọn dạng phù hợp.
Hạn chế dùng kháng sinh tại chỗ, nhiễm khuẩn ngoài da nên ưu tiên dùng thuốc sát khuẩn.
-
Sử dụng đúng liều lượng:
Dùng liều thấp không đủ nồng độ thuốc trong máu để đảm bảo hiệu lực. Dùng liều cao có nguy cơ xảy ra ngộ độc.
Tính liều theo cân nặng, tuổi, diện tích da. Với những thuốc có cửa sổ điều trị hẹp nên áp dụng theo cách tính diện tích da.
Cách tính phổ biến nhất là theo trọng lượng cơ thể.
Dùng liều tấn công ngay từ đầu, không tăng, không giảm liều. Dùng liên tục, không ngắt quãng, để đảm bảo nồng độ thuốc trong máu luôn ở mức có hiệu lực kháng khuẩn.
-
Dùng đúng thời gian quy định:
Nguyên tắc chung là dùng đến khi sạch vi trùng.
Ơ người bình thường, thời gian cần thiết để kháng sinh phát huy tác dụng và có đáp ứng trên lâm sàng là 2 ngày.
Lưu ý rằng thời gian từ lúc “sạch lâm sàng” đến khi “sạch xét nghiệm” khoảng 3-5 ngày đối với người bình thường. Vì vậy kháng sinh phải dùng tối thiểu là 5 – 7 ngày.
Theo các thầy thuốc Việt Nam nếu không đáp ứng phải đổi kháng sinh khác sau 2 ngày điều trị.
-
Chỉ phối hợp khi thật cần thiết:
Phối hợp kháng sinh chỉ đặt ra trong các tình huống:
Nhiễm nhiều loại vi khuẩn.
Nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn có nguy cơ đe dọa tính mạng mà chưa có kết quả kháng sinh đồ.
Phối hợp để tăng hoạt lực kháng khuẩn của thuốc, ngăn chặn nguy cơ kháng thuốc khi sử dụng lâu dài.
Ngày nay, do sự xuất hiện nhiều loại kháng sinh phổ rộng và các dạng chế phẩm phối hợp nên ngoài các tình huống trên, hạn chế tối đa việc phối hợp kháng sinh bởi vì việc phối hợp gây ra nhiều bất lợi:
Tạo tâm lý an tâm giả tạo, chủ quan.
Càng dùng nhiều kháng sinh, nguy cơ tương tác thuốc càng cao, tác dụng phụ càng nhiều.
Nguy cơ tương kỵ cao do trộn nhiều kháng sinh trong cùng bơm tiêm.
Phối hợp với tỷ lệ không chuẩn nên chưa chắc tạo ra hiệu lực hợp đồng.
Chi phí cao nhưng hiệu quả điều điều trị chưa chắc đã tăng.
Xem thêm : Ciprofloxacin ; Cefuroxim ; Alphachymotryspin