Trong thực tế điều trị, có nhiều bệnh nhân tuy đã vượt qua được ca phẫu thuật nguy hiểm nhưng vài ngày sau lại tử vong, do không được chăm sóc sức khỏe đúng cách và áp dụng chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Ảnh hưởng của việc phẫu thuật đối với cơ thể:
- Gây mất máu, rối loạn điện giải.
- Tiêu hao năng lượng.
- Ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bộ máy tiêu hoá: kém ăn, chán ăn …
- Chế độ ăn của người bệnh trước phẫu thuật:
- Khi còn xa ngày phẫu thuật cần cho ăn chế độ bồi dưỡng có nhiều protein, glucid, nước và cho nhiều calo.
- Vài hôm trước ngày phẫu thuật cho chế độ ăn không có bã, giảm calo xuống 1/3 và không dùng sữa.
- Chế độ ăn của người bệnh ngày phẫu thuật:
- Sáng cho người bệnh ăn thức ăn loãng dễ tiêu.
- Chiều cho người bệnh uống nước đường hoặc chỉ truyền dịch, cho người bệnh nhịn ăn uống hoàn toàn 6-8 giờ trước phẫu thuật.
Chế độ ăn của người bệnh sau phẫu thuật:
Giai đoạn chưa trung tiện:
- Nuôi ăn bằng dịch truyền.
- Nếu phẫu thuật ngoài bộ tiêu hoá có thể cho uống ít nước trà loãng pha đường, hoặc nước rau, nước quả.
Giai đoạn đã trung tiện:
- Nếu phẫu thuật bộ máy tiêu hoá: cho chế độ ăn lỏng, ít calo, ít protein, glucid, lipid, nhiều vitamin và muối khoáng. Càng về sau càng cho tăng dần chất và lượng cho ăn trực tiếp hoặc qua ống thông.
- Phẫu thuật ngoài ống tiêu hoá: cho ăn dần để thay thế tiêm truyền, cho thức ăn lỏng tăng dần calo và protein.
Giai đoạn phục hồi:
- Tuỳ điều kiện có thể cho người bệnh ăn trực tiếp hoặc ăn qua ống thông.
- Cho chế độ ăn bồi dưỡng với số năng lượng tăng dần từ 1600- 2000 rồi 3000 kcalo, protein từ 1,0 đến 1,5g/kg.