Bình ổn giá của các loại thuốc thiết yếu được rất nhiều bệnh nhân quan tâm, nhưng rất nhiều bác sĩ điều trị không thực sự quan tâm đến những loại thuốc này.
- Cách nhận biết sốc nhiệt từ Bác sĩ bệnh viện Bạch Mai
- Chữa đau đầu hiệu quả tại nhà bằng 6 bài tập Yoga đơn giản
- Bà cụ đột tử giữa đường vì thời tiết quá nóng
Thuốc bình ổn không được nhiều Bác sĩ quan tâm
Dược sỹ Trần Văn Mười, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP.HCM cho biết, chương trình bình ổn thuốc được TP.HCM triển khai từ năm 2011 chỉ thu hút được sự tham gia của 4 doanh nghiệp với 45 mặt hàng và tại 400 điểm bán thì năm 2016 đã có 14 doanh nghiệp với 164 điểm bán thuốc (154 nhà thuốc tư nhân và 10 nhà thuốc doanh nghiệp và đại lý thuốc), nâng tổng số nhà thuốc tham gia bán thuốc bình ổn lên 4.016 điểm bán.
Thuốc bình ổn giá không được nhiều Bác sĩ quan tâm
Theo tin tức y tế mới nhất, trong đó có 3.252 nhà thuốc tư nhân, 120 nhà thuốc bệnh viện và 643 nhà thuốc và đại lý thuốc doanh nghiệp. Năm 2017 thu hút thêm 1 doanh nghiệp tham gia.
Theo các chuyên gia đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Toàn bộ thuốc tham gia chương trình là thuốc sản xuất trong nước tại các nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, đảm bảo chất lượng. Lượng thuốc trong chương trình có khả năng cân đối cung cầu, đáp ứng đủ nhu cầu dùng thuốc thiết yếu cho người dân thành phố trong trường hợp có xảy ra biến động giá thuốc”.
Bình ổn giá thuốc thiết yếu là công việc cần thiết để bình ổn thị trường thuốc hiện nay
Đánh giá về hiệu quả của Chương trình bình ổn các mặt hàng dược phẩm thiết yếu, PGS.BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, giá thuốc trong chương trình bình ổn thấp và ổn định đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người bệnh.
Mặc dù giá thấp nhưng thuốc bình ổn có chất lượng, hiệu quả điều trị tốt, được người bệnh quan tâm.
Ngoài ra, thuốc bình ổn đã chi phối thị trường, tạo ra một tác động lan tỏa, góp phần làm giá nhiều mặt hàng thuốc tương tự giữ ổn định, kìm hãm tốc độ tăng giá của thuốc nội trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, BS Tăng Chí Thượng cho biết, một số nhà thuốc trên địa bàn dân cư còn chưa chủ động trong việc lấy đầy đủ thuốc bình ổn và giới thiệu thuốc bình ổn cho người dân sử dụng. Doanh số bán được còn thấp so với nhu cầu thuốc nội vì danh mục thuốc bình ổn chưa có nhiều các thuốc chuyên khoa đặc trị.
Các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm: “Một số bác sĩ điều trị cũng chưa thật sự quan tâm đến việc kê đơn thuốc bình ổn trong điều trị. Một số doanh nghiệp dược tham gia chương trình bình ổn ngay từ những ngày đầu chương trình (năm 2011), nay đã được sở hữu và điều hành bởi các doanh nghiệp nước ngoài, một số doanh nghiệp nước ngoài không mặn mà với chương trình”.
Thuốc bình ổn giá được rất nhiều người bệnh quan tâm
Trong thời gian qua các mặt hàng dược phẩm bình ổn giá mới chỉ hạn chế ở các loại thuốc phổ biến, các doanh nghiệp cần tăng cường bổ sung vào danh mục bình ổn các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị nhằm tạo cơ hội tiếp cận thuốc cho người dân.
Ngoài ra, để chương trình bình ổn thực sự hiệu quả, Phó Giám đốc Tăng Chí Thượng yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường chỉ đạo, nhắc nhở các bác sĩ điều trị trong việc kê đơn thuốc sản xuất trong nước, thuốc bình ổn cho bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú, duy trì việc đưa nội dung kê đơn sử dụng thuốc nội vào công tác thi đua, khen thưởng của các bệnh viện.
Các Phòng Y tế quận huyện tăng cường hoạt động triển khai chương trình, mở rộng điểm bán thuốc, phục vụ tốt người dân; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các qui định của chương trình, điểm bán, quản lý hàng hóa, giá cả, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nguồn: Theo báo infonet – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur