Việt Nam là đất nước đang phát triển nhưng lại có những tiến bộ y khoa vượt bậc trong phẫu thuật tim mạch và lồng ngực được cả thế giới công nhận.
- Những thói quen xấu mà mẹ bầu nên bỏ nếu muốn con yêu phát triển tốt
- Bộ Y tế làm rõ tình trạng BV quá tải, bệnh nhân chui gầm giường
- Phụ nữ trên 40 tuổi bị loãng xương dù tích cực bổ sung canxi
GS Lê Ngọc Thành báo cáo tại hội nghị
Theo tin tức y tế mới nhất, vượt qua hơn hàng trăm báo cáo đăng ký đến từ 51 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Italia, Anh, Pháp, Hà lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ba Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…, bài báo cáo của GS. TS Lê Ngọc Thành và các đồng nghiệp tại Trung tâm Tim mạch được lựa chọn để báo cáo tại hội nghị phẫu thuật tim mạch và lồng ngực ít xâm lấn thường niên lần thứ 17 (ISMICS 2017) diễn ra từ ngày 7-10/6/2017, tại Roma, Italia với gần 1.000 đại biểu tham gia.
Báo cáo của Việt nam được đánh giá rất cao trong hội nghị ISMICS 2017
Sau thành công của hội nghị chuyên ngành tim mạch diễn ra vào tháng 3/2017 vừa qua tại Vương quốc Anh, thêm lần nữa, kỹ thuật vá thông liên nhĩ nội soi toàn bộ trên tim đập mà không có sự trợ giúp của robot của GS Thành đã tiếp tục chinh phục được các bác sĩ quốc tế.
Theo GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E, Chủ tịch Hội Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, hội nghị ISMICS là hội nghị tim mạch quan trọng được tổ chức thường niên với quy mô lớn.
Các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hội nghị ISMICS 2017 quy tụ những chuyên gia tim mạch hàng đầu, nơi chia sẻ, cập nhật những thông tin nổi bật, nóng hổi nhất trong lĩnh vực tim mạch.
Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực là một trong những phẫu thuật vô cùng khó
Tham dự hội nghị này, Việt Nam có 3 bệnh viện: Bệnh viện E, Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng chỉ có báo cáo của GS Lê Ngọc Thành được trình bày.
GS Thành đã báo cáo khoa học về kỹ thuật vá lỗ thông liên nhĩ qua 4 lỗ trocar có kích thước 5mm-12mm cho 50 bệnh nhân đã được phẫu thuật tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E.
Đây là những con số thực tế “biết nói” và mang tính chất thống kê, vì hiện tại Trung tâm Tim mạch đã triển khai mổ thường quy kỹ thuật này cho bệnh nhân ở độ tuổi nhỏ nhất 18 tháng tuổi, lớn nhất 61 tuổi và mổ thành công với bệnh nhân thông liên nhĩ là trẻ nhỏ cần phải mổ do lỗ thông lớn, gây tăng áp lực động mạch phổi, suy tim.
Điều đặc biệt, quả tim của bệnh nhân vẫn đập trong quá trình mổ, hạn chế được nguy cơ suy tim sau mổ, bệnh nhân hồi phục sớm. Sau mổ 3 giờ, bệnh nhân được bỏ thở máy và ra khỏi phòng hồi sức. Giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân như đau nhiều sau mổ, chảy máu, nhiễm trùng xương ức, sẹo xấu ảnh hưởng tâm lý bệnh nhân sau mổ; đặc biệt là người bệnh thường bị nguy cơ biến dạng lồng ngực…
“Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một báo cáo khoa học chuyên đề rất khó như vậy và đã ghi dấu ấn trên bản đồ y khoa thế giới” – GS Fallot Chirag Dos – đại biểu đến từ Mỹ nhận xét.
Đây là điều đáng tự hào của nền y khoa Việt Nam
GS Fallot Chirag Dos đã chúc mừng Việt Nam đã triển khai thành công kỹ thuật vá thông liên nhĩ nội soi toàn bộ này. Điều này đã đem lại lợi ích thiết thực cho người bệnh, khắc phục được nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Cùng chung mối quan tâm về kỹ thuật này, các chuyên gia đến từ Pháp và Úc đã đưa ra những băn khoăn về khó khăn trong quá trình phẫu thuật, vì các bác sĩ phải thực hiện trong điều kiện hạn chế, không giống như mổ mở kinh điển. Hay trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ cần lưu ý những gì?
GS Thành đã trao đổi thẳng thắn về những thắc mắc mang tính xây dựng, đóng góp, chia sẻ của các đồng nghiệp trên thế giới. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện kỹ thuật vá thông liên nhĩ nội soi toàn bộ trên tim đập mà không có sự trợ giúp của robot cho bất kỳ cơ sở y tế trên toàn thế giới nào muốn triển khai.
Ngay sau khi GS Thành báo cáo xong, GS Johannes Bontti – Chủ tịch Hiệp hội phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực ít xâm lấn thế giới đã biểu lộ cảm xúc trân trọng và tới chúc mừng thành công của Việt Nam.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur