Gần đây, chị em “bỉm sữa” vô cùng hoang mang và lo lắng khi biết thông tin Bộ Y tế có văn bản cấm gây tê tủy sống khi sinh mổ. Vậy sự thật là gì?
- Bổ sung tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em 16 tỉnh (từ 6 đến 15 tuổi)
- Vì sao Bộ Y tế cấm gây tê tủy sống cho thai phụ khi mổ đẻ?
- Cách điều trị cho 24 người bị nghi phơi nhiễm HIV hiệu quả
GS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế
Tin tức y dược thi trong công văn của Bộ thì đây là văn bản nhắc nhở việc trường hợp bệnh lý không được gây tê tủy sống vì có thể gây nguy hiểm. Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn lời GS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế để tránh hiểu nhầm.
Công văn chỉ nhắc nhở
Theo GS Nguyễn Viết Tiến, ông ký công văn gửi các cơ sở y tế yêu cầu các bác sĩ khi thực hiện mổ bắt con các sản phụ có rau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật… không được dùng phương pháp gây tê tuỷ sống , thay vào đó dùng gây mê nội khí quản (gây mê toàn thân).
Công văn này cũng chỉ rõ, việc áp dụng gây tê tuỷ sống với những trường hợp này có nguy cơ cao xảy ra một số tai biến như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, rối loạn chức năng tạng… Khi đó cấp cứu cực kỳ vất vả, nguy cơ tử vong cao.
Ngay sau khi công văn này được ban hành, rất nhiều người đã đưa ra ý kiến trái chiều. Đặc biệt là nhiều thông tin hiểu lầm cho rằng Bộ Y tế cấm gây tê tuỷ sống khi mổ lấy thai khiến nhiều bà mẹ “bỉm sữa” hoang mang vì không biết lần sinh sau sẽ phải áp dụng biện pháp gây tê hay gây mê khi mổ đẻ. Không ít bà mẹ bức xúc cho rằng tại sao mình sinh xong đến giờ Bộ Y tế mới cấm.
Chị Phan Hồng Khanh trú tại Long Biên, Hà Nội cảm thấy sợ hãi khi nghĩ lại hai lần vượt cạn sau sinh của chị bằng sinh mổ gây tê tuỷ sống. Khi xem lại những biến chứng do gây tê tuỷ sống khiến chị Khanh không dám nghĩ tiếp và cảm thấy bức xúc vì sao đến giờ Bộ Y tế mới cấm.
Trên các diễn đàn mẹ bỉm sữa khác nhiều người lên tiếng lo lắng không biết nên gây mê toàn thân hay gây tê tuỷ sống bởi nhiều chị em tự nhận mình bị biến chứng đau lưng sau sinh do gây tê tuỷ sống.
Trước công văn gây “sóng gió” trong diễn đàn các mẹ “bỉm sữa”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng công văn này chỉ dành cho các trường hợp sản bệnh lý còn đại đa số các tường hợp bà mẹ bình thường thì gây tê tuỷ sống.
Nói về việc gây tê tuỷ sống khi mổ sinh, GS Tiến cho biết, không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới với biện pháp mổ lấy thai thì bác sĩ đều sử dụng biện pháp gây tê tuỷ sống. Tỷ lệ vào khoảng trên 95% áp dụng gây tê tuỷ sống. Với trường hợp đặc biệt như trên không gây tê tuỷ sống chỉ dưới 5%.
Gây tê tủy sống rất phổ biến và hiệu quả
Với 5% này nếu gây tê tuỷ sống rất nguy hiểm cho người mẹ vì trong mổ nếu tụt huyết áp, băng huyết, thậm chí có trường hợp còn ngừng tuần hoàn khi mổ lấy thai thì việc điều trị khó khăn. Nếu chủ quan sẽ phải trả giá đắt cho việc mổ lấy thai bằng gây tê tuỷ sống này.
GS Tiến cho biết, Việt Nam được thế giới đánh giá cao trong nhiệm vụ thiên niên kỷ cố gắng phấn đấu tử vong mẹ 58 /100.000 trẻ sơ sinh nhưng đến năm 2015, Việt Nam chỉ còn 50 bà mẹ tử vong trên 100.000 trẻ sơ sinh sống, đây là mục tiêu rất đáng mừng mà Việt Nam đạt được.
Hơn 30 năm trong nghề, GS Nguyễn Viết Tiến tâm sự, khi mổ lấy thai dù chỉ 1 trường hợp tử vong thôi thì cũng rất đau xót rồi nên trong thời gian qua ông đã ký 1 văn bản để chỉ đạo các bệnh viện sản khoa, khoa sản, trung tâm sản khoa trường hợp nào nên áp dụng gây mê toàn thân để đảm bảo an toàn cho người mẹ.
Bởi những trường hợp sản phụ bong nhau non, nhau tiền đạo, tiền sản giật, rối loạn đông máu…gây tê tuỷ sống khi xảy ra sự cố ở cơ sở y tế hiện đại cấp cứu còn khó nếu ở tuyến thấp hơn khi xảy ra sự cố thì bác sĩ sẽ bó tay vì phương tiện cấp cứu không có, đặt nội khí quản còn chậm chạp. Nếu để sản phụ ngừng tim trên bàn mổ sẽ dẫn tới rối loạn đông máu. Biến chứng này phẫu thuật viên nào cũng kinh hãi và nguy cơ dẫn đến tử vong người mẹ rất cao nên GS Tiến cho rằng văn bản nhắc nhở như trên là cần thiết cho các cơ sở y tế.
Tuy nhiên, thời gian qua thì dư luận hiểu không đúng cho rằng Bộ Y tế cấm.
Với kỹ thuật gây tê tuỷ sống, GS Tiến cho biết kỹ thuật này hiện nay đã rất tốt. Trước đây gây tê tuỷ sống có 1 di chứng, biến chứng gây đau đầu, đau gáy do người ta dùng kim to còn bây giờ bác sĩ dùng kim nhỏ nên di chứng không còn nữa, so với gây mê thì gây tê tuỷ sống an toàn hơn.
Trường hợp nào cần gây mê?
Với gây mê nội khí quản khi mổ, GS Tiến cho rằng trong từng trường hợp bác sĩ mới lựa chọn gây tê tuỷ sống hay gây mê nội khí quản. Chọn phương pháp nào là do bác sĩ nhưng cũng có trường hợp chống chỉ định tương đối hay tuyệt đối với các phương pháp.
Gây mê nội khí quản không được sử dụng cho trường hợp sản phụ ăn no. Nếu phải mổ cấp cứu thì nên hút sạch thức ăn ở dạ dày mới được gây mê nội khí quản. GS Nguyễn Viết Tiến cho rằng nhiều bác sĩ ngại phiền toái không hút thức ăn ở dạ dày vẫn gây mê cho bệnh nhân thì cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây sặc.
Nếu không phải phẫu thuật cấp cứu thì nên để qua 6 tiếng, thức ăn tiêu hoá hết khỏi dạ dày mới tiến hành gây mê nội khí quản.
Trường hợp sản phụ vừa có bệnh lý nêu trên kèm theo hen phế quản không thể gây mê nội khí quản mà cần gây tê tủy sống nhưng phải lường trước được biến chứng có thể xảy ra, chuẩn bị sẵn sàng có thể cấp cứu được để tránh nguy hiểm cho sản phụ trong cuộc mổ.
“Với các sản phụ, nếu có các nguy cơ như trên có thể trao đổi với bác sĩ để có thể gây mê hoặc gây tê tuỷ sống để cuộc sinh mổ được thành công nhất.” – GS. Nguyễn Viết Tiến cho biết.
Như vậy, các thai phụ có thể sử dụng biện pháp gây tên khác ngoài gây tê tủy sống để mổ lấy con. Thông tin này được các bạn sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chú ý.
Nguồn theo Báo Infonet – thuocviet.edu.vn