Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Dành dành

Khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Dành dành

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
27 Tháng Mười, 2017 Thuốc đông Y 513 Lượt xem

Dành dành là loại cây thuộc họ Cafe, thường mọc ở các khe rạch phân bố nhiều ở khu vực Đà nẵng. Đây là một loại cây thuốc Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe con người.

Dành Dành và những công dụng chữa bệnh hữu ích

Dành Dành và những công dụng chữa bệnh hữu ích

Thông tin và công dụng của cây Dành dành

Dành dành là loài cây của lục địa Đông Nam châu Á, mọc hoang ở những nơi gần rạch nước, phổ biến ở các vùng đồng bằng. Cây cũng thường được trồng làm cảnh vì cây ra hoa rất đẹp và thơm. Dành dành có tên khoa học là Gardenia augusta (L.) Merr. (G. jasminoides Ellis, là loài cây nhỡ cao tới 2m, phân cành nhiều. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 cái một , hình thuôn trái xoan hay bầu dục dài, nhẵn bóng. Lá kèm mềm ôm lấy cả cành như bẹ lá. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành có màu trắng và mùi rất thơm; cuống có 6 cạnh hình như cánh. Đài 6, ống đài có 6 rãnh dọc; tràng có ống tràng nhẵn, phía trên chia 6 thùy; nhị 6, bầu 2 ô không hoàn toàn, chứa nhiều noãn. Dành dành có Quả thuôn bầu dục, mang đài tồn tại ở đỉnh, có 6-7 rãnh dọc như cánh; thịt quả màu vàng da cam. Hạt dẹt. Hoa tháng 5-7, quả tháng 8-10. Trong Đông y thường dùng quả làm thuốc với tên Chi tử, ngoài ra rễ và lá cũng được dùng.

Theo các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM phân tích thành phần hóa học trong Dành dành cho biết: Quả Dành dành có chứa geniposid, shanzhisid, gardenosid, eniposidic acid, gardosid, gursolic acid, n-crocetin, gardenin , crocin-l, scandosid methyl ester. Còn chứa b-sitosterol, nonacosane, D-mannitol; dầu béo, tanin, pectin. Lá chứa một hợp chất có tác dụng diệt nấm. Hoa chứa nhiều hợp chất, trong đó có acid gardenic và acid gardenolic B. Có 0,07% tinh dầu.

Liệt kê một số bài thuốc áp dụng với Dành dành

Một số bài thuốc áp dụng với Dành dành

Một số bài thuốc áp dụng với Dành dành

  • Chữa chứng đau dạ dày do viêm: Dùng quả dành dành sống đem sao đen 12g, sắc sôi 15 phút, gạn lấy nước; lấy một nhánh Gừng sống (khoảng 10g) giã vắt nước cốt hòa vào, chia ra uống 2 lần.
  • Chữa chứng đái buốt ra máu: Lấy mười quả dành dành sao vàng và một cục hoạt thạch (khoảng 20g, mua ở quầy Đông dược). Cho vào hai bát nước, đun cạn còn một bát, để nguội uống.
  • Trúng độc cà độc dược: Quả dành dành 40-60g, sắc lấy nước uống hết 1 lần.
  • Chữa chứng đi ngoài ra máu tươi: Lấy quả Dành dành đốt cho cháy đen gần thành than tán nhỏ cho uống một thìa con với nước để nguội. Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp này để trị kiết lỵ ra máu.
  • Trị chứng mất ngủ, nóng ruột bồn chồn: Lấy 10 quả Dành dành rang vàng với lưng chén Đậu đen rang , cả hai thứ cho vào 2 bát nước đun cạn còn nửa chén gạn ra để gần nguội uống.
  • Chữa khàn giọng, ho lâu ngày, tắt tiếng: Hoa dành dành 3-5 cái, mật ong 15g, pha thêm nước chưng cách thủy uống.
  • Trị chảy máu cam, thổ huyết, tiểu ra máu: Dùng quả Dành dành, lá Trắc bá mỗi vị 9g, Sinh địa , Rễ tranh, mỗi vị 15g, sắc nước uống.Hoặc dùng: quả Dành dành sao, Hoa hòe sao, Sắn dây, mỗi vị 20g, sắc rồi hòa thêm tí muối uống chữa thổ huyết.
  • Viêm gan vàng da cấp tính: Rễ tươi dành dành 60g, Rễ tranh, Rễ cỏ lá tre đều 30g, Nhân trần 40g. Sắc chia 2-3 lần uống, ngày 1 tháng, trong 7-10 ngày. Cũng có thể dùng: Quả dành dành 9g , Nhân trần 18g, Đại hoàng 6g, sắc uống. Hoặc dùng: 15 quả Dành dành rang vàng và 1 chén Đậu đỏ, 20 bông Mã đề cho vào 2 bát nước đun cạn còn một bát gạn ra để uống.
  • Viêm kết mạc mắt, mắt đỏ sưng đau: Quả dành dành 9g, sắc uống. Hoặc gia thêm Kim cúc 9g, Cam thảo 3g, sắc uống.

Theo các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM lưu ý: Người nào sức quá yếu hoặc hay đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng nhiều quả dành dành. Khi dùng nên chọn quả già, đã vàng vỏ hoặc thâm vỏ để dùng thì mới có công hiệu. Quả non ít tác dụng.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …