Sốt xuất huyết một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhất là đối với trẻ em, bệnh thuộc dạng nhiễm trùng cấp tính do loại virus có tên Dengue gây ra.
- Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị đau mắt đỏ
- Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc chống dị ứng hiệu quả nhất
- Sự kháng kháng sinh: Nguyên nhân và biện pháp hạn chế
Sốt xuất huyết căn bệnh rất khó để có thể nhận biết và chẩn đoán
Sốt xuất huyết căn bệnh rất khó để có thể nhận biết và chẩn đoán sớm bởi những triệu chứng và biểu hiện gần giống như những loại virus thường gặp như: sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể, biếng ăn,…. Những xét nghiệm hiện tại cũng không giúp chúng ta trong việc phân biệt được những căn bệnh do nhiễm những loại virus khác và sốt xuất huyết.
Khi không có những dấu hiệu cảnh báo cụ thể, bé bị sốt cao sẽ được các bác sĩ chỉ định những loại thuốc để hạ thân nhiệt, thực hiện lau mát cơ thể, uống nhiều nước và sử dụng những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu và nghỉ ngơi tại nhà. Bé có những biểu hiện như đau bụng, nôn ói nhiều, chảy máu mũi sẽ được truyền dịch vào trong cơ thể. Tuy nhiên đối với một số tình trạng sốt xuất huyết nặng như sốc, suy hô hấp, tổn thương nội tạng, rối loạn đông máu,… những biện pháp truyền dịch cao phân tử chống sốc, truyền máu hay những biện pháp hỗ trợ hô hấp và lọc máu sẽ được áp dụng.
Muỗi là một trong những nguyên nhân truyền virus sốt xuất huyết ở trẻ
Những dấu hiệu của sốt xuất huyết ở trẻ em
Các y sĩ đa khoa cho biết khi trẻ nhiễm phải virus gây bệnh sốt xuất huyết thường có những biểu hiện ban đầu như: sốt cao một cách đột ngột trong khoảng thời gian kéo dài, tình trạng này có thể từ 2 cho đến 7 ngày liên tiếp kèm theo những triệu chứng như da xung huyết, mặt đỏ bừng, đau đầu, đau nhức khắp cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn, viêm kết mạc,…Vào giai đoạn khởi phát bệnh thì đây không phải những triệu chứng đặc hiệu chính vì vậy mà cha mẹ rất dễ nhầm đối với những loại bệnh do lây nhiễm những loại vi-rút khác.
Tuy nhiên vào giai đoạn tiếp theo bé bắt đầu có những biểu hiện xuất huyết trên bề mặt da, cơ thể có những dấu chấm xuyết , xuất huyết niêm mạc gây nên tình trạng chảy máu răng, chảy máu mũi hay đi cầu ra máu. Bộ phận gan trong thời gian này có thể có dấu hiệu to ra, những xét nghiệm máu đều cho thấy hàm lượng bạch cầu bị suy giảm.
Trẻ bị sốt xuất huyết thường sốt cao một cách đột ngột trong khoảng thời gian kéo dài
Bắt đầu từ khoảng ngày thứ 3- 7 thì tình trạng sốt của bé giảm xuống bớt xuống chỉ từ 37,5- 380C hoặc thậm chí là thấp hơn. Một số trẻ đang lớn có sức đề kháng kém hơn thì cơ thể mệt mỏi, nôn ói rất nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc và gan to hơn. Đối với những trường hợp này bé cần được nhập viện để truyền dịch một cách kịp thời. Ở một số bệnh nhân tình trạng có thể diễn biến nặng hơn dẫn đến sốc sốt xuất huyết với những biểu hiện như mạch đập nhanh, nhẹ, huyết áp kẹp và khó đo được, tay chân lạnh ngắt,… trường hợp này cần được cấp cứu ngay bởi tình trạng kéo dài có thể gây ảnh hưởng và tổn thương đến những bộ phận khác trong cơ thể thậm chí là có thể dẫn đến tử vong. Cũng vào giai đoạn này những xét nghiệm máu của chúng ta cho kết quả thấy tình trạng tiểu cầu suy giảm và cô đặc máu.
Chính vì vậy khi con có những biểu hiện sốt liên tục trong vòng 2 ngày liên tục, sử dụng những loại thuốc hạ sốt nhưng chỉ có hiệu quả tức thời, thuốc hết bắt đầu có tình trạng sốt lại thì chúng ta cần đưa trẻ đến những cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.