Loãng xương là căn bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Do vậy, nếu trong số các bạn có những dấu hiệu bên dưới đây thì có khả năng bạn đang và sắp bị bệnh loãng xương rồi đấy!
Nguy cơ bị gù vẹo cột sống do bệnh loãng xương
Dễ bị gãy xương
Trong hoạt động hàng ngày, bị gãy xương chỉ vì những tai nạn nhẹ như rạn, nứt xương đầu gối chỉ từ một cú bật cao hay vỡ mắt cá chân chỉ vì trượt chân đi giày cao gót… Bạn cần chú ý hơn tới bản thân, bởi đó chính là một dấu hiệu cảnh báo bạn bị loãng xương. Nếu bạn từng bị như thế, điều tốt nhất bạn nên làm là tới ngay bệnh viện để kiểm tra mật độ xương (DXA) – một phương pháp chuyên biệt, chụp bằng X-quang để đo lượng canxi và các khoáng chất quan trọng khác trong mỗi phân khúc xương có ở bạn. Qua kết quả thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra một dự đoán chính xác nhất về nguy cơ xương bị tổn thương mà bạn đang phải đối diện.
Người có khung xương nhỏ
Theo một số thông tin từ trang Tin tức Y dược cho biết, người có khung xương nhỏ có khả năng mắc các bệnh về xương nhiều hơn những người sở hữu một khung xương lớn. Cơ xương của mỗi con người thường được xây dựng và phát triển tới năm 25 tuổi, sau đó đến một khoảng thời gian nào đó giữa 30-40 tuổi, xương của con người sẽ bắt đầu bị lão hóa. Tỉ lệ loãng xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chế độ ăn uống, thể chất, di truyền, tập luyện của bạn… Nếu bạn là người có khung xương nhỏ cũng không nên quá lo lắng, vì chỉ Nếu bạn dưới 40 tuổi, bạn hãy ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, chăm chỉ uống sữa là một cách cải thiện xương vững chắc vô cùng tốt, và hãy bổ sung thêm cho mình những thực phẩm có nhiều canxi, ngoài ra hãy dành thời gian cho việc tập thể dục điều độ. Nếu bạn 40 tuổi trở lên, bạn vẫn cần duy trì ăn chế độ ăn dinh dưỡng, bổ sung thêm magiê, canxi, vitamin D và tập thể dục thường xuyên.
Hút quá nhiều thuốc lá
Các chuyên gia nhận định, hút thuốc lá không chỉ gây tác hại cho phổi mà còn là yếu tố phá hoại xương nhanh nhất. Hút thuốc có tương quan thống kê rất cao với những người bị loãng xương, vì vậy nếu bạn là một người có thói quen hút thuốc lá, tức là bạn đang nằm trong nhóm tự làm hệ thống xương của bản thân và có nguy cơ mắc bệnh loãng xương khá cao.
Những gì bạn có thể làm: Bỏ thuốc lá với những người đang quen hút là điều không dễ dàng gì nhưng bạn cần phải hiểu rằng xương của bạn đang gặp nguy hiểm nếu bạn không thay đổi thói quen này.
Thuốc lá gây nhiều tác hại xấu cho xương khớp
Gia đình có người thân mắc bệnh loãng xương
Theo các chuyên gia cơ xương khớp cho biết việc di truyền được xem là một yếu tốt then chốt gây ra bệnh loãng xương. Việc bạn có người thân bị loãng xương thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở bạn là khá cao.
Ít uống sữa
Sữa là một trong những giải pháp tốt nhất để giúp hệ thống xương của bạn được an toàn. Theo một số thông tin tìm hiểu từ các giảng viên khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết sữa là một thực phẩm vô cùng quan trọng, đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của xương. Sữa tốt bởi các thành phần chứa trong nó tốt: đó là canxi, vitamin D và các khoáng chất khác. việc bạn ít uống hay không uống (có thể là không hấp thu được hay đơn giản chỉ là do bạn không thích uống) là điều không tốt chút nào.
Những gì bạn có thể làm: Bạn có thể thay thế bằng đậu nành hoặc các sản phẩm khác chứa nhiều canxi, magiê, và vitamin D – ba khoáng chất tối quan trọng để xây dựng và bảo vệ xương tốt nhất.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Lượng estrogen thấp thường là nguyên nhân chính khiến hiện tượng kinh nguyệt của chị em không đều. Và chính điều này lại khiến xương bị ảnh hưởng. Nguyên nhân của điều này có thể là do trọng lượng cơ thể, chế độ ăn uống có vấn đề hoặc bạn bị mắc bệnh buồng trứng đa nang. Việc cần làm nhất lúc này là nên tới bệnh viện khám và điều trị, bạn cần nói rõ tình trạng của mình cho bác sĩ biết. Và ngoài ra, bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi.
Dụng nhiều thuốc để điều trị một số bệnh
Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc có chứa hàm lượng cortisone trong một thời gian dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới hormone trong cơ thể bạn và có thể làm cho lượng canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác trong xương bị giảm mạnh gây nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn. Đối với những người bị bệnh thấp khớp thì sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn những người khác. Còn nếu bạn đang phải dùng thuốc chống trầm cảm thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao về loãng xương. Từ những ý trên, điều quan trọng nhất là bạn cần dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn cẩn thận của bác sĩ, mọi sự tự ý kê đơn theo cảm tính vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình.
Sử dụng nhiều rượu
Rượu hay các thức uống có chứa nồng độ cồn có sức tàn phá tới hệ thống xương của bạn, nó khiến lượng magie canxi, magiê và các khoáng chất khác từ xương của bạn bị phá vỡ. Bạn càng uống nhiều, xương của bạn sẽ càng suy yếu. Nếu bạn là người thích uống rượu thì giải pháp chính ở đây đó là bạn cần làm chủ lượng rượu mà mình hấp thu. Bạn hãy thử thay đổi khẩu vị, thay vì 2 ly rượu một đêm, bạn có thể thay bằng 2 ly trà thảo mộc hoặc sữa ấm với chút mật ong.
Hạn chế sử dụng rượu cũng là phương án phòng ngừa bệnh loãng xương
Lười ăn, biếng ăn
Biếng ăn chính là tiền đề của bệnh loãng xương. Khi bạn lười ăn, cơ thể bạn sẽ không được khỏe mạnh, điều này khiến nồng độ nội tiết tố trong bạn thấp. Chuyên gia về xương Elizabeth Shane – Đại học Columbia cho rằng: “Bất cứ điều gì làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể đều gây trở ngại cho hệ thống xương”. Nếu bạn có tiền sử chán ăn, bạn cần tới ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Tại đây, bằng những phương pháp đặc biệt , chứng chán ăn của bạn sẽ được kiểm soát và hơn cả là xương của bạn được chắc khỏe. Bạn hãy cố gắng bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D. Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bệnh loãng xương tại trang: