Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Bạc hà: Cây thuốc chứa tinh dầu từ thiên nhiên

Bạc hà: Cây thuốc chứa tinh dầu từ thiên nhiên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
1 Tháng Tám, 2022 Tin Tức Y dược 153 Lượt xem

Cây bạc hà đã từ lâu được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, cây Bạc hà này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, trị cảm cúm, ….


Cây bạc hà chứa tinh dầu từ thiên nhiên

Các bạn cùng tôi đi tìm hiểu tác dụng và công dụng cây Bạc hà này nhé!

Đặc điểm chung Bạc hà

  • Tên gọi khác: liên tiền thảo, Bạc hà ngạnh, tô bạc hà, Băng hầu úy
  • Tên khoa học: Có 2 loại: Bạc hà Á và Bạc hà âu

– Bạc hà Á: Mentha arvensis Lin; họ Hoa môi (Lamiaceae).

– Bạc hà Âu: Mentha piperita ; họ Hoa môi (Lamiaceae).

1.Mô tả Đặc điểm thực vật:

* Bạc hà Á:

  • Tên khác: Bạc hà Nhật Bản, Bạc hà Nam, húng bạc hà, húng cay.
  • Tên khoa học: Mentha arvensis L. họ Hoa môi (Lamiaceae).
  • Mùi thơm: Có mùi thơm mát.
  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 40-60cm, thân vuông, mọc thẳng đứng, phân nhánh, màu xanh lục, có lông ngắn.
  • Lá bạc hà Á là loại lá đơn, mọc đối xứng, mép lá hình răng cưa.
  • Hoa bạc hà Á màu tím nhạt, trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành cụm trên thân.
  • Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất đều có lông.

*Bạc hà Âu:

  • Tên khoa học: Mentha piperita L.
  • Mùi thơm: Vị the mát, thơm hắc vì chứa tinh dầu menthol.
  • Thân hình vuông, mọc đứng hay bò, cao từ 30-50cm, có rễ mọc ra từ các đốt thân.
  • Lá có màu xanh đậm hơn loại Á, có lông ở hai bên mặt, mép hình răng cưa, dài từ 4–9 cm và rộng 1,5–4 cm.
  • Hoa màu tím hồng, tụ ở kẽ lá, tràng hình môi.
  • Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất đều có lông.

2.Phân bố sinh trưởng và thu hái

Bạc hà sống tập trung chủ yếu ở các vùng châu Âu, châu Á có khí hậu ôn đới.

Loại Bạc hà Á, loại mọc hoang thường mọc phổ biến ở những vùng có độ cao từ 1300 m – 1500 m, như Sìn Hồ (Lai Châu), Sa Pa (Lào Cai),

Loại Bạc hà Âu: là loại trồng, là quần thể những giống bạc hà nhập từ nước ngoài: Đức, Pháp, …, theo tin tức y dược bạc hà được trồng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam để lấy nguyên liệu làm thuốc và cất lấy tinh dầu Menthol.

Thu hái:

Có thể thu hái bạc hà tươi để cất tinh dầu hoặc sau khi thu hái (phần trên mặt đất) phơi khô, bảo quản nơi khô ráo.Trước khi sử dụng, cần rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 2 – 5 cm, vi sao.

Bạc hà là loại thảo dược quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày

3.Bộ phận làm thuốc và cách bào chế

Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Có thể sử dụng tất cả bộ phận của cây ở trên mặt đất như lá hoặc cả cây.

  • Khi thu hái: Thu hái toàn bộ cây trên mặt đất, cắt ngắn từng đoạn rồi phơi trong bóng râm cho khô để dùng. hoặc có thể dùng tươi rửa sạch, dùng trực tiếp.
  • Dược liệu sau khi bào chế, thân khô màu vàng nâu hoặc tím nâu, hình vuông, lá xanh lục nâu, teo nhăn, có mùi thơm đặc biệt.
  • Bảo quản: để ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, tránh mối mọt.

4.Thành phần hóa học

Bộ phận trên mặt đất, có chứa hàm lượng tinh dầu được xác định từ 1 – 3 %, trong đó chủ yếu là menthol, limonen, α, β, cimen, pulegon, methyl acetat, myrcen…

Hoạt chất chủ yếu là Menthol (tinh dầu). Đây là một hợp chất hữu cơ tự nhiên được sử dụng trong mỹ phẩm và là thuốc như thuốc giảm đau tại chỗ và thành phần hương liệu. Cơ quan FDA Mỹ cũng đã xác định rằng menthol an toàn và hiệu quả.

5.Tác dụng- công dụng:

* Theo dược lý hiện đại:

  • Qua các nghiên cứu chỉ sử dụng một liều nhỏ bạc hà trong điều trị cho thấy tác dụng kích thích khu thần kinh, tăng độ hưng phấn, giãn nở mạch máu, làm hạ thân nhiệt, tăng tiết mồ hôi
  • Sử dụng liều lớn hơn cho tác dụng kích thích tủy sống, gây tê cục bộ  và tê liệt phản xạ vận động.
  • Bên cạnh đó, dược liệu bạc hà còn cho tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như Bacillus subtilus, Pseudomonas aeruginosa,Escherichia coli, Diplococcus pneumonie, Shigella, Salmonella Typhy… và một số vi nấm như: Cadida albicans, Aspergillus fumigatus, A niger…

Vì vậy bạc hà được sử dụng chữa trị trong một số bệnh sau:

  • Sát khuẩn mạnh, chữa trị cảm cúm: Hoạt chất Menthol có thể kháng khuẩn, cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, làm lỏng dịch nhầy phổi, giảm ho. Không chỉ như vậy, do chứa hợp chất chống viêm Rosmarinic acid nên tinh dầu hay lá Bạc hà tươi dùng xông hơi trực tiếp giúp làm sạch và thông xoang mũi khi pha nước sôi
  • Chống co thắt cơ trơn: Tinh dầu thảo dược làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, nên có tác dụng làm giãn mao mạch.
  • Giảm đau: Menthol gây cảm giác mát và tê tại chỗ nên, bốc hơi nhanh, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh.
  • Ức chế hô hấp, tuần hoàn, thần kinh trung ương:  tinh dầu Bạc hà bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây ức chế dẫn tới ngừng thở và tim hoàn toàn cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ mới sinh. Tuyệt đối không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
  • Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, hạ thấp nhiệt độ cơ thể.
  • Vai trò trong cuộc sống: Do có tính kháng nấm, diệt khuẩn mà Bạc hà có thể hữu ích cho người bị nhiễm trùng nướu,sâu răng, hôi miệng, …
  • Trong ngành mỹ phẩm: Menthol khả năng làm mát nên nó là thành phần rất hữu ích cho các sản phẩm phục hồi da như kem dưỡng, gel, lotion, …

*Theo Y học cổ truyền

Thảo dược có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ phong giảm đau, chỉ ho, kiện vị, chỉ tả, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa, giải độc, thúc ban sởi mọc.

Dùng chữa trị ho, cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, mũi tắc, đau đầu, ít hoặc không có mồ hôi.

Liều dùng:

 + ngày 6 – 12g, dạng thuốc hãm, thuốc sắc.

 + Liều Dùng Tinh dầu mỗi lần 0,02 – 0,20ml, một ngày 0,06 – 0,6ml.

 – Những người khí hư huyết táo, can dương thịnh biểu hư, mồ hôi nhiều không nên dùng.

 – Không nên dùng bạc hà bằng cách xông hơi hay uống cho trẻ con dưới 1 tuổi

6.Một số bài thuốc kinh nghiệm hay từ Bạc hà:

1.Chữa trị mũi nghẹt không thông, sốt cao

Bạc hà, Khương hoạt, Cam thảo, Ma hoàng, Cương tằm, Thiên trúc hoàng, Bạch phụ tử tán nhỏ,Sắc cùng với nước. Uống mỗi lần uống một ít (Bạc hà thang).

2.Bạc hà giúp làm sạch xoang mũi

Thảo dược này có chứa hợp chất chống viêm rosmarinic acid.Chỉ cần vài giọt tinh dầu hoặc lá bạc hà tươi pha với nước sôi và xông hơi trực tiếp sẽ giúp làm sạch và thông xoang mũi.

3.Phòng Chống say tàu xe:

  • Một ly nước ấm có pha bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà giúp giảm buồn nôn và tránh buồn nôn.
  • Ngoài ra, sử dụng 2 – 4 giọt tinh dầu vào khăn tay và hít sẽ có công dụng chống say tàu xe hiệu quả;

4.Chữa trị cảm giai đoạn đầu

Bạc hà 8g, Xác vê sầu (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g,đem sắc uống. Ngày 1 thang

5.Chữa trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt:

Bạc hà diệp 20g, Thạch cao 40g, đem tán bột.Mỗi lần uống 2 – 4g với nước ấm, uống 3 lần/ ngày.

6.Chữa trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau nóng nhiều

Bạc hà 4g, Cát cánh, Phòng phong, Cam thảo mỗi vị 8g, Kinh giới và  Cương tằm mỗi vị 12g. Đem sắc  với nước . Uống. 1 thang/ngày

7.Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt

Bạc hà 6g, Cúc hoa và Tang diệp mỗi vị 10g.Đem sắc với nước. Uống. 1 thang/ngày

Bạc hà có thể trị đau đầu

8.Chữa trị hôi miệng:

Uống một ly trà pha bạc hà hoặc nhai trực tiếp vài lá bạc hà khi cảm thấy hơi thở có mùi giúp khử mùi hiệu quả;

9.Giảm căng thẳng (Stress): Uống Một ly trà bạc hà vào ban đêm (trước khi đi ngủ 30 phút) sẽ giúp dễ ngủ và giảm stress.

10.Giúp xua đuổi côn trùng:

Dùng một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà cho vào máy xông hơi có tác dụng khử sạch mùi hôi…

11.Công dụng khác

– Chữa trị tai đau: Bạc hà tươi, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai 2 – 5 giọt.

– Trà Bạc hà: Uống trà Bạc hà sẽ làm tinh thần sảng khoái, giảm ho, trị hôi miệng, giảm cân và giúp da sáng đẹp.

– Chữa trị ong chích: Lá Bạc hà tươi, giã nát, bôi.

7.Những lưu ý khi sử dụng bạc hà:

Theo cho biết giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội Bạc hà dù rất hữu ích cho sức khỏe nhưng có một số trường hợp không thể dùng được vị thuốc này. Vì vậy bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng nó để cải thiện sức khỏe.

Cần phải phân biệt hai loại lá này:

– Không nên dùng cho người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi

– Không dùng cho phụ nữ có thai.Vì bạc hà làm xuất hiện kinh nguyệt nên có khả năng đe dọa sảy thai ở phụ nữ đang mang thai

– Trường hợp dị ứng với các thành phần của bạc hà, các loại thảo dược và thuốc khác. Bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị

– Không nên thoa hay hít tinh dầu bạc hà quá 3 – 4 lần/ngày để tránh nguy cơ bị sung huyết da, khô niêm mạc đường thở.

– Dùng thoa tinh dầu cây nguyên chất có thể gây kích ứng da. Nên pha loãng nó với dầu nền trước khi sử dụng, đặc biệt là khi bôi lên mặt.

– Không dùng tinh dầu bạc hà trên những khu vực da đang bị lở loét, trầy xước. Và cẩn thận tránh để tinh dầu dính vào mắt.

– Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mắc các bệnh lý kèm theo và các loại thuốc bạn đang sử dụng (thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, khoáng chất) để tránh nguy cơ tương tác thuốc;

– Cần phân biệt 2 cây Bạc hà và Húng lủi trước khi sử dụng.

Bạc hà là vị thuốc gần gũi và được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết tác dụng, công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để kiểm soát rủi ro và những tác dụng phụ không mong muốn có thể xãy ra trong quá trình sử dụng./.

Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung

Xem thêm:thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …