Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Bài thuốc đông y chữa mày đay hiệu quả.

Bài thuốc đông y chữa mày đay hiệu quả.

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
8 Tháng Chín, 2016 Thuốc đông Y 824 Lượt xem

Bài thuốc đông y chữa mày đay hiệu quả.

Khi bị mày đay vùng bị sẽ rất ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta, vậy bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về mày đay, cách chữa mày đay hiệu quả từ bài thuốc đông y.

chữa mày đay

Xem thêm:

Nguyên nhân của bệnh mày đay là do thấp nhiệt nội ẩn, lại bị nhiễm phong hàn, uất kết mà thành bệnh mày đay.. Khi phát bệnh mày đay trên da sẽ xuất hiện mảng phong ngứa lớn nhỏ không đều nhau, đôi khi kèm theo chứng đau bụng, có khi còn có biểu hiện khó thở do co thắt cơ thanh quản.
Theo Đông y, mày đay có 2 loại là xích chẩn và bạch chẩn. Xích chẩn hay phát bệnh vào lúc khí hậu nóng bức, lúc trời lạnh thì dần dần biến mất và Bạch chẩn thì phát bệnh lúc trời lạnh. Dù xích chẩn hay bạch chẩn thì cảm mạo là yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh. Ngoài ra, phong thấp và mày đay luôn có quan hệ mật thiết với nhau, người bị bệnh phong thấp dễ mắc chứng mày đay và ngược lại người bệnh mày đay cũng dễ mắc chứng phong thấp.

 Sau đây là những bài thuốc đông y chữa chứng mày đay hiệu quả.

Bài 1: Quế chi thang: quế chi 9g, bạch thược 9g, gừng tươi 9g, táo đỏ 4 quả. Tất cả đem sắc lấy nước uống, bỏ bã, uống khi thuốc còn nóng. Sau khi uống thuốc ăn một ít cháo loãng hoặc nước nóng, để cơ thể hơi vã mồ hôi. Bài thuốc  này thích hợp cho những người nổi mảng phong ngứa màu trắng trên da gặp thời tiết giá lạnh hoặc khi ra gió thì bệnh tái phát hoặc nặng thêm.

Bài 2: Hoa bì tán: hoa bì 150g, kinh giới tuệ 75g, cam thảo (chích) 75g, hạnh nhân 75g, chỉ xác 150g. Hoa bì đốt thành tro, cam thảo sao mật ong, hạnh nhân bỏ vỏ, cho vào nồi sắc với một bát nước, sắc đến lúc còn nửa bát thì vớt hạnh nhân ra để nguội. Chỉ xác bỏ vỏ, nướng trên than đến gần thành tro, lấy ra để trên tờ giấy đã thấm nước, để chỉ xác nguội. Sau đó đem tất cả tán thàng bột mịn trừ hạnh nhân tán riêng, rồi trộn lẫn với nhau. Mỗi ngày uống 7g sau bữa ăn, uống với rượu ấm, một ngày uống 3 lần. Bài thuốc  này có công dụng sơ phong thanh nhiệt, giải độc giảm ngứa.

Bài 3: Phòng phong thông tán: phòng phong, kinh giới, ma hoàng, liên kiều, bạc hà, xuyên khung, đương qui, bạch thược (sao), bạch truật, sơn chi, đại hoàng, mang tiêu mỗi loại 15g; thạch cao, hoàng cầm, cát cánh mỗi loại 30g; cam thảo 60g, hoạt thạch 90g. Trước tiên sao qua bạch truật, dùng rượu chưng đại hoàng. Sau đó đem tất cả tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-12g. Bài thuốc này có công dụng sơ phong giải biểu, thanh lợi thấp nhiệt ở trường vị nên dùng chữa chứng mày đay do thấp nhiệt ở trường vị gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …