Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Bật mí những bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cây Sắn dây

Bật mí những bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cây Sắn dây

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
20 Tháng Mười Một, 2017 Thuốc đông Y 391 Lượt xem

Sắn dây hay còn được gọi với tên khác là củ sắn dây hay cam cát căn. Đây là một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây hãy cùng các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu cụ thể hơn về công dụng của loại thảo dược đặc biệt này nhé!

Sắn dây được trồng phổ biến ở nước ta

Sắn dây được trồng phổ biến ở nước ta

Sắn dây và một vài thông tin cần biết

Sắn dây có tên khoa học là Pueraria thomsoni Benth; thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae). Sắn dây là loại cây dạng cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Cây trồng hoặc mọc hoang dại khắp nước ta, ra hoa vào tháng 9-10. Củ sắn dây phình dài ra có khi thành khối nặng tới 20 kg ăn được. Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt, cay, tính bình hay mát và không độc có tác dụng giải biểu, tán nhiệt, tuyên độc thấu chẩn , đồng thời có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, giải co giật, chỉ tả. Hoa có tác dụng giải độc của rượu.

Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong sắn dây có một số thành phần hóa học như:

  • Puerarin, Puerarin – Xyloside, Daidzein , Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học).
  • Daidzein , Daidzin, Puerarin , 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’ , 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2): 67).
  • Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự , C A 1990, 112: 42557y).
  • Genistein, Formononetin , Daidzein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Genistein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2 , 3’-Hydroxypuerarin PG-1 , 3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1987, 35 (12): 4846).

Ứng dụng sắn dây vào một số bài thuốc chữa bệnh

Sắn dây được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Sắn dây được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

  • Trị trẻ nhỏ viêm tủy xám, gáy lưng co quắp: Sắn dây 8g, Thạch cao 8 g, Kim ngân hoa 4 g, Hoàng cầm 4 g, Ngô công 2 con, Toàn yết hai con, Bạch thược 4g, Hoàng liên 2,8 g, Cam thảo 2g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa huyết áp cao, cổ cứng đau: Sắn dây 20g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị sởi mới phát hoặc chưa mọc ra hết: Sắn dây 12g, Ngưu bàng tử 12 g, Kinh giới 12 g, Thuyền thoái 4g, Liên kiều 16g, Uất kim 8g, Cam thảo 4 g, Cát cánh 8 g. Sắc lấy nước uống (Cát Căn Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa sốt mới bắt đầu, khát nước, nóng nảy, bực dọc: Sắn dây 12 g, Sinh thạch cao 20 g, Tri mẫu 8 g, Cam thảo 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị cảm mạo, lạnh ít nóng nhiều, nhức đầu, tay chân bải hoải, đau mắt, khô mũi, xót xa không ngủ, đau hố mắt, mạch Vi Hồng: Sài hồ 4g, Sắn dây 8g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng liên, Thược dược mỗi thứ 4 g, Cam thảo, Cát cánh mỗi vị 2g, Thạch cao 8 g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 2 trái, sắc lấy nước uống(Sài Cát Giải Cơ Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa viêm ruột cấp tính, lỵ, mình sốt bứt rứt: Sắn dây 12g, Hoàng cầm 12 g, Hoàng liên 4g, sắc uống (Cát Căn Hoàng Cầm Hoàng Liên Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ọe khan không dứt: Sắn dây sống, giã nát, uống lấy nước một bát là hết (Thực Y Tâm Kính Phương).
  • Chữa trẻ nhỏ nôn mửa, sốt cao, khi ăn bị kinh giản: Bột Sắn dây 80 g, sắc còn 2 chén, trộn đều, chưng cách thủy ăn như cháo (Thực Y Tâm Kính Phương).
  • Trị tâm nhiệt mửa ra máu không cầm: Sắn dây tươi, giã vắt lấy nước cốt nửa thăng, uống vào là hết (Quảng Lợi Phương).
  • Đề phòng nhiệt bệnh do gió độc đưa đến lây lan: Bột Sắn dây 2 thăng, Sinh địa 1 thăng, Hương kỷ 1/2 thăng, tán bột, uống với nước cơm sau khi ăn, ngày 3 lần, có bệnh uống 5 lần (Thương Hàn Luận Phương).
  • Chữa phiền táo nóng khát: Bột Sắn dây 160 g, trước hết lấy nước tẩm gạo tấm cám nửa thăng 1 đêm, vớt ra rồi đổ nước khác vào, khuấy đều, nấu chín, trộn bột Sắn dây vào ăn (Thực Y Tâm Kính Phương).
  • Chữa các loại thương hàn khó phân biệt, thì chỉ dùng bài này thì trị được cả những bệnh thiên hành thời khí, làm nhức đầu, nóng sốt, mạch Hồng: Dùng Sắn dây 160 g, nước lạnh 2 tô, bỏ Đậu xị một thăng, sắc còn nửa thăng thêm vào một tí gừng lại càng tốt (Thương Hàn Loại Yếu Phương).
  • Chữa có thai mà sốt: Dùng nước cốt sắc Sắn dây 2 thăng chia 3 lần (Thương Hàn Loại Yếu Phương).
  • Trị vết lở do cọp vồ: Cát căn sống sắc nước đặc rửa, bên trong uống bột Cát căn, mỗi lần 20g, ngày đêm 6 lần (Mai Sư Phương).
  • Trị nhiệt độc hạ huyết do ăn thức ăn nóng sinh ra: Sắn dây 2 cân sống,giã ép lấy nước một thăng, bỏ vào một ít nước Liên ngẫu (Ngó sen) để uống (Mai Sư Phương).
  • Chữa chảy máu mũi không cầm: Sắn dây sống, giã ép lấy nước uống 3 lần thì khỏi (Thánh Huệ Phương).
  • Trị thương hàn đau đầu, phát sốt 2-3 ngày: Cam thảo 200 g, Hương kỷ 1 thăng, nước tiểu trẻ con 8 tháng, sắc làm 3 thang, chia 3 lần uống, đồng thời ăn cháo hành cho ra mồ hôi (Mai Sư Phương).
  • Chữa tích chướng khí nóng độc: Sắn dây tươi giã vắt lấy 1 chén nước nhỏ uống để khử khí nhiệt độc (Thánh Huệ Phương). Trị trẻ nhỏ nhiệt khát lâu ngày không hết: Sắn dây 20 g, sắc lấy nước uống (Thánh Huệ Phương).
  • Chữa trúng độc các loại thuốc, ngộ độc sinh ra bứt rứt, bồn chồn, phát cuồng, nôn mửa: Sắn dây sắc lấy nước uống (Trửu Hậu Phương).
  • Trị thời khí có nhức đầu sốt cao: Sắn dây sống, rửa sạch, giã nát lấy một chén nước lớn, một chén Đậu xị, sắc còn 6 phân, bỏ bã, chia uống cho ra được mồ hôi thì tốt, nếu chưa ra mồ hôi, uống tiếp. Nếu tâm nhiệt thêm Kha tử nhân 10 hạt (Thánh Huệ Phương).
  • Trị đau nhức vùng thắt lưng: Sắn dây sống nhai nuốt nước cho đến khi khỏi (Trửu Hậu Phương).
  • Trị uống thuốc quá liều: Sắn dây sống, giã ép lấy nước cốt uống, nếu dùng khô thì sắc uống (Trửu Hậu Phương).
  • Trị tổn thương gân đến nỗi ra máu: Sắn dây giã lấy nước uống, dùng khô thì sắc mà uống còn bã đắp nơi đau (Ngoại Đài Bí Yếu Phương).
  • Trị say rượu không tỉnh: Sắn dây sống uống 2 thăng, đái ra thì lành (Thiên Kim Phương).

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …