Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh.
Nguyên nhân gây bệnh co giật ở trẻ em
- Có nhiều nguyên nhân gây co giật ở trẻ em, phân thành các nhóm sau:
- Nguyên nhân nhiễm trùng
- Áp xe não.
- Viêm não.
- Sốt cao co giật.
- Viêm màng não.
- Nhiễm ký sinh trùng trong não.
- Các bệnh tâm – thần kinh
- Sang chấn lúc sinh.
- Dị tật bẩm sinh hệ thần kinh.
- Bệnh thoái hoá não.
- Thiếu oxy não cục bộ.
- Rối loạn chuyển hoá
- Tăng CO2 máu.
- Hạ calci máu; hạ đường máu; hạ magne máu.
- Thiếu oxy máu.
- Bất thường chuyển hoá bẩm sinh.
- Thiếu pyridoxine.
- Chấn thương hay bất thường mạch máu
- Tai biến mạch máu não.
- Xâm hại trẻ em gây chấn thương não.
- Chấn thương sọ não.
- Xuất huyết nội sọ.
- Ngộ độc
- Ngộ độc rượu, thuốc chống dị ứng, thuốc gây nghiện.
- Ngộ độc chì, khí CO.
- Ngộ độc các thuốc chống trầm cảm.
- Động kinh
- Sang chấn sản khoa
- Khối choán chỗ
Chăm sóc người bệnh co giật
– Nằm phòng thoáng
– Nằm nghiêng một bên
– Kê gạc góc hàm
– Chuẩn bị phương tiện đề phòng suy hô hấp do co thắt thanh quản
– Không cho ăn uống trong cơn co giật.
– Đề phòng trẻ ngã
Điều trị triệu chứng co giật
– Cắt cơn giật:
– Diazepam (Seduxen) 0.2mg/kg/1lần (TM chậm)
– Hoặc Gardenal (Phenobacbital) 7 – 10 mg/kg (TM chậm hoặc tbt)
– Phòng giật tái phát: Gardenal 3- 5mg/kg/1lần uống chia 2 lần
– Hạ sốt: Paracetamol 10-20 mg/kg/1lần(khi sốt từ 38.5 độ trở nên)
Chườm mát, uống dd ORS
Điều trị nguyên nhân
– Kháng sinh phù hợp nhiễm khuẩn
– Truyền dịch, chống phù não
– Vi ta min B6
– Hạ huyết áp
– Glucose 30%
– Canxiclorid.
Xem thêm: Enterogermina ; thuốc Colchicine ; thuốc Terpin Codein ; Alphachymotryspin