Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Cần có hội đồng chứng minh bác sĩ Lương vô tội?

Cần có hội đồng chứng minh bác sĩ Lương vô tội?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
28 Tháng Sáu, 2017 Tin Tức Y dược 458 Lượt xem

Bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt vì liên quan vụ tai biến y khoa Hòa Bình đang khiến giới bác sĩ hoang mang và mong muốn có hội đồng y khoa làm rõ tội danh.

Các bác sĩ đã cứu cho bệnh nhân.

Các bác sĩ đã cứu cho bệnh nhân.

Tin tức y dược cập nhật mới nhất thông tin rằng vụ việc được sự quan tâm đặc biệt của bác sĩ Trần Huỳnh, một bác sĩ rất giỏi ở Mỹ, quê Bạc Liêu. Anh cho rằng cần có một hội đồng y khoa chứng mình rằng bác sĩ Hoàng Công Lương có thực sự có tội hay không?Quan điểm này cũng nhận được sự đồng thuận từ giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Câu chuyện của bác sĩ Hoàng Công Lương – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình vẫn đang thu hút sự chú ý của cộng đồng, đặc biệt là trong giới bác sĩ. Báo Infonet đã có cuộc phỏng vấn với bác sĩ Huynh Wynn Tran tên Việt Nam là bác sĩ Trần Huỳnh. Anh sinh năm 1979 tại Bạc Liêu,  Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc University of Michigan, Tốt nghiệp chuyên ngành Y sinh học – trường Đại học Grand Valley State University, Mỹ, tốt nghiệp văn bằng Tiến sĩ Y Khoa ĐH New York tai Buffalo, Mỹ. Bác sĩ nội trú chuẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đại học University of Florida, bác sĩ nội trú chuyên khoa nội tổng quát Bệnh viện St Joseph Mercy Health. Bác sĩ Trần Huỳnh đã có những chia sẻ về câu chuyện của bác sĩ Lương tại Hoà Bình.

Thưa bác sĩ, mấy ngày qua giới bác sĩ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới trường hợp của bác sĩ Hoàng Công Lương – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình bị khởi tố liên quan tới vụ việc sốc phản vệ khiến 8 bệnh nhân tử vong hôm 29/5 vừa qua. Xin anh cho biết ý kiến cá nhân của anh vụ việc này thế nào?

Bác sĩ Trần Huỳnh: Tôi nghĩ rằng đây là lỗi hệ thống trong đó lỗi cá nhân cũng có phần. Câu chuyện đau lòng 8/18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình ngày 29/5/2017 chưa khép, những mất mát tổn thương cho người thân chưa nguôi, ám ảnh và trầm cảm cho nhân viên y tế chưa dịu thì mấy hôm, các bác sĩ và nhân viên y tế tại Việt Nam tiếp tục bị đưa lên “bàn mổ”.

Theo báo chí đưa tin, ngày 24/6/2017 thì các bệnh nhân tử vong do tồn dư hoá chất trong nước chạy thận, được kiểm tra và bảo trì bởi một công ty hợp đồng Trâm Anh (do công ty Thiên Sơn, hợp đồng chính thức với BVĐK Hoà Bình, thuê lại). Bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt do “vô ý làm chết người, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về khám, chữa bệnh”.

Trước ngày xảy ra sự cố y khoa làm 8 bệnh nhân tử vong, nhân viên công ty Trâm Anh đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình để thay thế vật liệu lọc, sau đó nhân viên kỹ thuật của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình được thông báo đã sửa chữa, bảo dưỡng xong. Điều dưỡng viên của khoa Hồi sức tích cực nhận được thông báo các thiết bị đã hoạt động bình thường, an toàn nên cho khởi động hệ thống lọc nước.

Tiếp đó bác sĩ Lương tiến hành chạy thận cho các bệnh nhân và xảy ra sự cố.

Thông thường, khi một bác sĩ bị kiện và bắt, những yếu tố sau phải hội đủ điều kiện:

Thứ nhất: Có mối quan hệ bệnh nhân – bác sĩ (trường hợp này có).

Thứ hai: Có sự cẩu thả của bác sĩ nghĩa là một bác sĩ khác sẽ làm khác đi nếu trong trong trường hợp tương tự (quan trọng nhất).

Thứ ba: Sự cẩu thả này dẫn đến tổn thương và tổn hại (trường hợp này có).

Bác sĩ Lương là người nhận máy móc bảo trì từ môt công ty được thuê lại, kiến thức kiểm tra máy và chất lượng nước không phải là kiến thức của bác sĩ nên khó mà gán bác sĩ Lương là cẩu thả trong trường hợp này để bắt. Tôi không nghĩ có bác sĩ nào làm khác hơn bác sĩ Lương khi nhận máy móc đã được kiểm tra như trường hợp này.

Rõ ràng, đây là một lỗi hệ thống mà nguyên nhân mấu chốt là chạy theo lợi nhuận. Công ty Thiên Sơn thuê một công ty khác (bán hợp đồng) mà không chắc chất lượng bảo trì sản phẩm. Nhân viên công ty này vì cẩu thả mà để lại tồn dư hoá chất trong nước chạy thận.

Chúng ta có thể làm gì để giúp bác sĩ Lương và các nhân viên khác tránh những trường hợp tương tự?

Facebooker với các chuyên viên, chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ khắp công đồng lên tiếng sôi sục vì chuyên này. Nhưng tất cả chỉ là những ý kiến cá nhân. Các ý kiến này rồi sẽ vào quên lãng cho đến khi những trường hợp khác xuất hiện.

Cái chúng ta cần là một hội đồng chuyên môn đôc lập xem xét bác sĩ Lương có cẩu thả hay không? Chúng ta cần một bộ tiêu chuẩn chạy thận để so sánh xem các bước nào đã sai và thiếu? Chúng ta không cần bắt một vài cá nhân để gán tội.

Bác sĩ Trần Huỳnh.

Bác sĩ Trần Huỳnh.

Chỉ đơn giản vậy thôi. Dựa vào các báo chí chính thống, trường hợp của bác sĩ Lương có thể chứng minh bác sĩ Lương đã không cẩu thả vì trong báo Tuổi Trẻ có ghi là “điều dưỡng viên của khoa Hồi sức tích cực nhận được thông báo các thiết bị đã hoạt động bình thường, an toàn nên cho khởi động hệ thống lọc nước”.

Vấn đề là hội đồng chuyên khoa nào tại Việt Nam nào dám đứng ra chứng minh và điều tra, khi mà cả hệ thống sức khỏe bên Việt Nam chỉ có một cơ quan kiểm soát?

Ở Mỹ nơi anh đang công tác thì bác sĩ được bảo vệ như nào?

Các hoạt động có nhiều rủi ro tiềm ẩn như chạy thận nhân tạo đều có quy trình (protocols) rõ ràng. Nhưng quan trọng nhất là các BS hành nghề đều có mua bảo hiểm nghề nghiệp và có các hội đoàn độc lập thẩm định lại các lỗi bác sĩ nếu có yêu cầu. Các bệnh viện lớn đều có Risk Management để kiềm soát các rủi ro xảy ra sai sót. Khi có sai sót xảy ra, luật sư của bên bảo hiểm và khoa Risk Management của bác sĩ ở bệnh viện sẽ đứng ra dàn xếp.

Có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam chưa có một nghiệp đoàn nghề y thực sự, chưa có luật sư y tế có thể bảo vệ bác sĩ trước những tai biến như trường hợp ở Hoà Bình. Theo anh, sự cần thiết của nghiệp đoàn nghề y hay các bác sĩ có luật sư riêng như thế nào?

Theo tôi rất cần thiết. Các bác sĩ làm việc tại Việt Nam giống như làm việc trong sương mù vì không biết khi nào mình sẽ đi lạc đường. Điểm lại các trường hợp sai sót y khoa gần đây cho thấy, chưa có một khung pháp lý rõ ràng để phân tích sai sót khi xảy ra. Có một Đoàn Y Khoa thật sự sẽ cho ra đời những khung và quy trình rõ ràng, có thể lên tiếng để tìm ra lý do khách quan khi cần thiết.

Sự có mặt của luật sư Y khoa cũng rất cần thiết vì đây chính là nhóm phản biện trực tiếp và bảo vệ các bác sĩ khi ra toà. Các luật sư Y khoa cũng là ngưởi hiểu rõ vể y khoa nên sẽ hiểu và có cách nhìn gần gũi hơn với nhân viên y tế, họ sẽ có cơ hội tốt hơn khi tranh luận bảo vệ bác sĩ.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Cuộc trò chuyện này nhận được sự quan tâm và ủng hộ của không biết các bạn sinh viên đang học tập tại Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn Theo Báo Infonet – thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …