Vitamin rất cần thiết cho cơ thể, nhiều người nghĩ rằng bổ sung nhiều loại vitamin sẽ mang lại sức khỏe, đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm gây tổn hại không nhỏ đối với sức khỏe.
- Hướng dẫn cách xử lý hiệu quả khi cơ thể bị dị ứng thuốc kháng sinh
- Cây cà gai leo “Thần Dược” trong việc điều trị bệnh viêm gan
- Tác hại khôn lường của việc lạm dụng thuốc giảm đau
Sử dụng quá liều vitamin, lợi bất cập hại
Với thị trường Dược phẩm và thực phẩm chức năng đa dạng như hiện nay, có thể dễ dàng mua và sử dụng nhiều loại vitamin bổ sung cho cơ thể, với vai trò của vitamin giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, là chất xúc tác giúp đồng hóa thức ăn, tạo thuận lợi cho việc sản xuất và sử dụng năng lượng, mỗi người chỉ cần một lượng vitamin vừa đủ để cho cơ thể phát triển, nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu, tổn hại đến sức khỏe và cả tính mạng của người dùng.
Tác hại của việc sử dụng vitamin quá nhiều
Gây tắc nghẽn mạch máu: Một số loại vitamin có thể chứa chất độc hại giống như cholesterol, làm tắc nghẽn động mạch, gây nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, rất nguy hiểm tới tính mạng.
Gây ra dị ứng: Nhiều loại vitamin dạng viên sử dụng thuốc nhuộm tổng hợp bọc ngoài vỏ; thuốc nhuộm này có thể dẫn đến các vấn đề dị ứng đối với cơ thể.
Gây ra các vấn đề về dạ dày: Nếu sử dụng vitamin quá liều có thể gây nên một số bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng, buồn nôn, viêm loét dạ dày tá tràng…
Làm phát triển các tế bào ung thư: Hội nhà thuốc Việt cảnh báo, Sử dụng một số loại vitamin dư thừa trong thời gian dài có thể khiến các tế bào ung thư trong cơ thể phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
Ví dụ vitamin A, D,E, K tan trong mỡ không như tan trong nước. Vitamin C hoặc B theo nước tiểu bài tiết ra ngoài rất nhanh. Cố tình dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến tích tụ trúng độc.
Khiến cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa: Sử dụng vitamin C thường xuyên (như uống viên sủi, ngậm kẹo vitamin C) sẽ làm cho cơ thể quen đi, khi không dùng sẽ cảm thấy mỏi mệt. Dùng liều cao (1.000 mg mỗi ngày), kéo dài có thể gây rối loạn tiêu hóa (nóng rát dạ dày, tiêu chảy), gây hiện tượng thừa sắt, giảm độ bền của hồng cầu, giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu.
Gây sỏi thận: Sử dụng nhiều loại vitamin có thể gây ra các bệnh về thận, như sỏi thận, suy giảm chức năng thận.
ví dụ như sử dụng vitamin C quá nhiều có thể gây sỏi thận do chất acid oxalic có trong vitamin C tích tụ lâu ngày, Với trẻ em, nếu dùng vitamin D quá liều sẽ dẫn đến tăng canxi máu, suy thận.
Những lưu ý khi sử dụng Vitamin
Sử dụng vitamin từ thiên nhiên: Vitamin tự nhiên có rất nhiều trong các loại rau quả, thực phẩm, do đó việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ vitamin cho cơ thể là hết sức cần thiết.
Tuyệt đối không lạm dụng vitamin C: Vitamin C ở trong ruột non bị hấp thu rất nhanh, khi đã bão hoà thì số dư thừa sẽ bị nước tiểu bài tiết ra cũng rất nhanh. Cố ý dùng nhiều vitamin C chỉ tốn tiền vô ích. Dùng nhiều vitamin C quá có nguy cơ bị sỏi thận, dùng nhiều vitamin C có thể phá hoại vitamin B- 12 trong thực vật và cũng ảnh hưởng đến việc lợi dụng chất carôten, uống nhiều quá có thể xảy ra các hiện tượng như rạo rực, nôn mửa v.v… cũng có thể làm cho người bị loét dạ dày đau đớn dữ dội; nếu tiêm nhiều vitamin C vào tĩnh mạch thì có thể gây ra tắc mạch máu, thậm chí chết đột ngột. Trẻ đang bú mà dùng nhiều vitamin C sẽ sinh ra các chứng bệnh như uể oải, rối loạn tiêu hoá, mẩn mụn, nổi mề đay, phù thũng v.v…Phụ nữ có thai dùng nhiều vitamin C sẽ mắc bệnh hoại huyết.
Những lưu ý khi sử dụng vitamin
Không nên nhai viên vitamin C: Vitamin C là loại thuốc người bệnh thường dùng nhất, nó không đắng, lại có vị chua chua, cho nên có nhiều người đã nhai vitamin C. Như vậy là không khoa học.
Bởi vì sau khi nhai vitamin C, cũng như ăn trái cây chua, trong mồm sinh ra một chất nước chua rất mạnh, có tác dụng ăn mòn men răng rất mạnh. Cho nên không nên nhai vitamin C mà phải dùng nước để uống.
Không nên sử dụng quá liều vitamin D: Sau khi vào cơ thể, vitamin D không thể bài tiết ra ngoài theo đường phân và nước tiểu được, mà tồn đọng ở trong gan và trong các tổ chức mỡ. Nếu dùng nhiều vitamin D trong thời gian dài sẽ dẫn đến mất cân đối giữa canxi máu và phôtpho máu làm cho canxi máu quá cao gây ra trúng độc. Bệnh trạng chủ yếu là kém khẩu vị, da mặt tái xanh, toàn thân rã rời, rạo rực, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, bực bội bồn chồn, nước tiểu trắng như nước gạo, nếu bị nặng thì còn xuất hiện kém trí nhớ, tuần hoàn hô hấp khó khăn, hôn mê về não v.v…
Không nên dùng quá liều vitamin B6: Ở nước ngoài đã có bài phóng sự viết về 6 người bệnh bị trúng độc vitamin B6, mỗi ngày dùng 2 – 6 g vitamin B6. Hiện tượng trúng độc là chân tay mất hết cảm giác.
Uống quá nhiều vitamin D gây tổn thương đến thần kinh, sau khi ngừng uống thì có cảm giác vận động khó khăn, phải sau 1 – 2 năm mới phục hồi được, nhưng có người cũng không phục hồi được hoàn toàn.
Không sử dụng nhiều vitamin E: Dùng quá liều vitamin E dài ngày có thể dẫn đến những phản ứng không tốt.. Thường thấy là các hiện tượng chảy máu, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, viêm loét trong mồm, nổi mề đay v.v… Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh đau tim nếu không dùng đúng liều có thể làm cho huyết áp tăng cao, tim đau nặng hơn, cholestêrin trong máu tăng cao. Ngoài ra uống nhiều vitamin E dài ngày còn có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch kiểu tắc mạch máu, tắc mạch máu phổi.
Không được coi Vitamin như là thuốc bổ dùng bao nhiêu cũng được, chỉ bổ sung khi cơ thể thiếu để tránh những hậu quả có thể xảy ra. Trước khi sử dụng cần được Dược sĩ tư vấn, chỉ dẫn cần thiết. Bác sĩ sẽ xác định cơ thể thiếu những loại vitamin nào và sẽ có hướng dẫn bổ sung phù hợp. Việc xác định đúng loại vitamin mà cơ thể thiếu để bổ sung thay vì ăn uống tràn lan nhiều loại vitamin là rất quan trọng.
Nguồn: thuocviet.edu.vn