Vị thuốc cẩu tích có tác dụng giúp tăng hấp thu canxi, phốt pho, các chất vi lượng, giảm đau, lợi tiểu, ngoài ra còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, vì vậy nó cũng tác dụng giảm đau xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo y học cổ truyền cẩu tích là vị thuốc có công dụng bổ can thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương lưng gối,… Qua bài viết sau, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về đặc điểm, cách dùng cũng như hiệu quả điều trị của vị thuốc Cẩu tích nhé!
- Vị thuốc Trạch tả – Đặc điểm và những ứng dụng trong điều trị
- Vị thuốc Tỳ giải – Đặc điểm và những ứng dụng trong điều trị
- Cách phòng ngừa chuột rút ở chân và điều trị tại nhà
Cẩu tích – vị thuốc có công dụng bổ can thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương lưng gối,…
Thông tin chung
Tên khác: Kim mao Cẩu tích, Cu li
Tên khoa học: Cibotium barometz
Họ khoa học: Kim mao (Dicksoniaceae).
Mô tả
Cây cẩu tích mọc đứng, thường thấp, to, bên ngoài có lớp lông mềm màu vàng nâu. Chiều cao cây có khi tới 3m, thân cây to, mọc thẳng. Gốc được bao phủ bởi những sợi lông cứng, dài và dày đặc, có màu nâu vàng. Lá uốn thành chùm ở phần đỉnh của thân cây, chiều dài khoảng 1,5 m, hình trứng, mặt dưới lá có nếp gấp, cuống dày, chiều dài khoảng 1m hoặc hơn, lông tơ dày đặc dạng chùm, màu xanh lục, càng lớn càng chuyển sang màu tía bên dưới; phần gốc của cuống lá có nhiều lông dài khoảng 1,5 cm, phần trên cuống lá và các mấu được nhiều lông nhỏ bao phủ; Nhiều loa tai mọc xen kẽ, có hình hình mác, hình chóp nhọn hoặc thuôn dài, đỉnh nhọn; Có nhiều nốt sần, ở phần xa của loa tai, thường có một vài đôi lá hình khuyên sâu trong suốt, cuống rất ngắn hoặc không có cuống. Bào tử của cây có màu vàng nhạt, hình xích đạo, có vân.
Phân bố
Cẩu tích phân bố nhiều ở các khu vực ven rừng phục hồi, sau nương rẫy hoặc trên các tràng cây bụi, nơi có đất ẩm gần khu vực bờ sông suối, thuộc khắp các tỉnh từ Lào Cai, Hà Giang, qua Quảng Nam-Đà Nẵng đến Lâm Đồng.
Bộ phận dùng và thu hái
Theo giảng viên Cao đẳng Dược phần lông ở thân và rễ của cây cẩu tích thường được gọi là lông cu li hay kim mao cẩu tích.Phần thân rễ rang với cát nóng cho cháy hết lông sau đó đem ngâm nước, rửa sạch, đồ thật kỹ đến khi mềm, thái lát mỏng, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm với rượu để một đêm rồi đem sao vàng. Phần thân rễ đã loại bỏ hết lớp lông bên ngoài, bề mặt gồ ghề và có một số chỗ nhô lên thành mấu, có màu nâu hồng hoặc màu nâu, đường kính 2 – 5 cm, chiều dài 5– 10 cm, rất cứng, đôi khi còn sót lại một ít lông màu vàng nâu. Dược liệu thường đã thái thành phiến mỏng, mặt cắt ngang nhẵn, màu nâu nhạt hoặc nâu hồng, có vân.
Cẩu tích được thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu- đông
Theo Y học cổ truyền
Tính vị quy kinh
Vị đắng, ngọt, ôn. Qui kinh Can thận.
Vị đắng, tính bình (Bản Kinh)
Vị đắng cay, hơi nhiệt (Dược tính bản thảo).
Công dụng
Bổ can thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương,…
Chủ trị các chứng thận hư, đau lưng, tiểu tiện khó cầm, khí hư, bạch đới.
Liều dùng
Theo tin tức y dược khuyến cáo 10-15 gr
Một số ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cẩu tích
Đau thắt lưng, tiểu nhiều khó cầm, bổ can thận:
Cẩu tích 16gr, Thục địa 16gr; Ngưu tất, Thỏ ty tử, Lộc giao (chưng), Sơn thù du, Đỗ trọng mỗi vị 12gr, sắc uống.
Trị chứng phong hàn thấp, chân tay đau tê
“Huyết bảo đơn”
Cẩu tích 16gr, Tỳ giải, Chế Ô đầu mỗi vị 12gr, Tô mộc 8gr, tán thành bột làm hoàn, mỗi lần uống 6 – 8gr, uống 2 lần/ngày, hoặc sắc uống.
Thang “Cẩu tích ẩm”: Kim mao cẩu tích 12 gr; Xuyên Ngưu tất 8gr, Mộc qua 8 g; Thục địa 20gr, Quy vĩ 40 gr, Tang chi, Tần giao, Tùng tiết, Tục đoạn, Quế chi, Hải phong đằng mỗi vị 4 gr sắc uống, có hiệu quả đối với bệnh nhân phong thấp có khí huyết hư.
Trị can thận hư suy, trừ phong thấp, đau lưng, chân:
Cẩu tích, hoàng kỳ đan sâm, mỗi vị 30 gr, đương quy 25 gr, phòng phong 15 gr; rượu trắng 1000 ml.
Vị thuốc cẩu tích
Trị lưng gối đau mỏi, thuộc thận âm hư
Cẩu tích, đương quy, phục linh, thỏ ty tử, lấy lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, luyện mật ong thành viên, mỗi viên khoảng 9 gr. Uống 3 lần/ngày. Mỗi lần uống 1-2 viên cùng với nước ấm.
Đau mỏi thắt lưng tiểu nhiều khó cầm, phụ nữ đới hạ.
Cẩu tích 16 gr, thục địa 16 gr, ngưu tất, thỏ ty tử, sơn thù du, lộc giao (chưng), đỗ trọng mỗi vị 12gr. Sắc uống.
Lưng gối mỏi do thận can hư:
Cẩu tích 10 gr, đỗ trọng 10-12 gr, sa uyển tử 12-15 gr. Sắc uống 01 thang/ngày.
Đau nhức các khớp to nhỏ
Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cẩu tích 30 gr; cốt toái bổ, ngưu tất, huyết giác, độc hoạt mỗi vị 20 gr; Sinh địa, mạch môn, đan bì, cốt khí củ, mộc qua mỗi vị 15 gr.
Nếu đau lưng, nhức mỏi nhiều, gia thêm tục đoạn, ba kích, hà thủ ô mỗi vị 12 gr.
Chân tê bì gia tỳ giải, thiên niên kiện, mộc thông mỗi vị 12 gr. Khớp sung viêm, có sốt, gia thêm hoàng đằng 12 gr, bạch chỉ 6 gr. Huyết áp cao, đau đầu, khó ngủ, táo bón, gia thêm quyết minh tử (hạt muồng sao) 24 gr.
Lưng gối mỏi do can thận hư:
Cẩu tích 10 gr, đỗ trọng 10-12 gr, sa uyển tử 12-15 gr, sắc uống 01 thang/ngày
Tham khảo
Kiêng kỵ: Người thận hư nhiệt không nên dùng.
XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường