Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ tư vấn thuốc >> Chế độ ăn dùng trong bệnh viện

Chế độ ăn dùng trong bệnh viện

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
8 Tháng Tám, 2016 Dược sĩ tư vấn thuốc 1,268 Lượt xem

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh thận. Họ cần hiểu biết và thực hiện đúng chế độ ăn phù hợp với từng loại bệnh thận thì vấn đề điều trị thuốc mới đạt hiệu quả tốt nhất.

150540_1-imagehandler-1386908041033

  1. Chế độ ăn bình thường:
  • Năng lượng 1800-2000 Kcal, protein khoảng 60-70g trong đó protein động vật chiếm 25-30%.
  • Dùng cho bệnh nhân mới vào viện, không kiêng khem hoặc bệnh nhân trong giai đoạn ổn định.
  1. Chế độ ăn bồi dưỡng:
  • Năng lượng 2600-3000 kcal, protein khoảng 70-100g trong đó protein động vật chiếm 30-50%.
  • Dùng cho bệnh nhân chuẩn bị mổ và giai đoạn hồi phục bệnh.
  1. Chế độ ăn mềm:
  • Năng lượng do protein cung cấp khoảng 40-75g trong đó protein động vật chiếm 50-70%.
  • Dùng cho bệnh nhân sốt nhiễm trùng, mới khỏi bệnh, hoặc mới vào viện chưa có chẩn đoán rõ rệt.
  1. Chế độ ăn lỏng:
  • Năng lượng 1250-1800kcal, dạng chế biến là sữa hoặc cháo.
  • Dùng cho bệnh nhân nhiễm trùng nặng.
  1. Chế độ ăn tăng protein giảm lipid, tăng calo:
  • Chế độ ăn cần nhiều protein động vật: thịt nạc, sữa, trứng …
  • Dùng cho bệnh nhân suy gan, viêm gan đã hồi phục.
  1. Chế độ ăn hạn chế muối:

  •  Hạn chế tuyệt đối:
  • 1-2g NaCl mỗi ngày.
  • Thức ăn khi nấu không cho muối.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm thiên nhiên có sẵn một lượng muối như: cà rốt, cá , sữa bò, trứng, rau muống.
  • Nên ăn: cháo đường, sữa đậu nành, rau cải luộc, nước hoa quả.
  • Chế độ ăn này áp dụng cho: người bệnh bị viêm cầu thận cấp và mạn tính, suy tim nặng, phù cấp tính do các nguyên nhân khác.

Hạn chế muối tương đối:

  • Thức ăn không có muối khi nấu.
  •  Được dùng các loại thực phẩm thiên nhiên có sẵn muối như: thịt, trứng, sữa, rau muống …
  •  Nên dùng thức ăn lỏng hoặc đặc, cháo trứng, thịt băm rang nhỏ, sữa bò trộn sữa đậu nành, rau luộc, cá rán (khi nấu không được cho muối).

 Áp dụng cho người bệnh:

  • Phù kéo dài.
  • Suy tim nhẹ.
  • Thận nhiễm mỡ còn phù nhẹ.
  • Người bệnh đang điều trị bằng corticoid kéo dài.

Người bệnh suy tim còn phù nhẹ có thể cho thêm một lượng muối không quá 2g.

  1. Chế độ ăn hạn chế glucid:

Áp dụng cho bệnh nhân đái tháo đường.

  1. Chế độ ăn hạn chế chất xơ và các chất lên men:

 Thức ăn chứa các chất sợi và xơ:

  • Thức ăn động vật: tổ chức liên kết, gân cơ, sụn …
  • Thức ăn thực vật: rau củ, vỏ ngoài của tế bào thực vật.

ebb2b819b7d8f10e47b1f9b7e5006bfb

Nên chọn thực phẩm:

  • Sữa.
  •  Bơ.
  •  Trứng.
  •  Khoai nghiền bỏ xơ.
  •  Rau thật non.
  • Nước ép hoa quả: chanh, cam, chuối …

Nên tránh các thức ăn sau:

  •  Đậu đỗ các loại (đậu đen, đậu trắng, đậu xanh …)
  • Sắn, ngô, khoai phơi khô.
  •  Khoai rán, thịt có gân, sụn.
  • Các thứ rau dưa.
  •  Hoa quả có nhiều bã: dứa, lê, táo …

Khi chế biến thì chú ý các điểm sau:

  •  Rau quả nên nghiền nhỏ hoặc nấu thật nhừ.
  • Thịt cá hầm kỹ để các chất sợi biến thành keo lỏng.
  • Gạo đã loại cám, xay sát kỹ.
  •  Không nên rán, không ăn sống và khi ăn thức ăn nên hâm nóng.

    Áp dụng:

  Người bệnh loét dạ dày, loét hành tá tràng.

 Viêm ruột hoặc các tổn thương khác ở đường ruột.

Tuỳ thuộc mức độ tổn thương đường tiêu hoá của người bệnh mà đề ra chế độ ăn hạn chế sợi và xơ như sau:

  • Hạn chế chặt chẽ: chỉ nên ăn sữa hoặc cháo bột.
  • Hạn chế vừa phải: ăn sữa hoặc cháo bột thêm trứng và khoai nghiền.
  • Hạn chế ít: cho thêm thịt động vật non, chọn nạc bỏ bì gân bạc nhạc, bằm nhỏ, cho rau non nấu nhừ.

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ chia sẽ cách sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là thuốc có chứa …