Hội miệng tuy không làm tổn hại đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người bệnh mất tự tin khi giao tiếp, nhiều trường hợp rơi vào trạng thái trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống.
- Dược sĩ tư vấn thời điểm sử dụng một số loại thuốc hiệu quả nhất
- Những nguyên tắc cần biết về việc sử dụng thuốc kháng sinh
- Cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm qua sự thay đổi của nước tiểu
Hôi miệng gây nhiều phiền toái
Phương pháp điều trị bệnh hôi miệng bằng những bài thuốc Đông Y đã được rất nhiều người áp dụng và mang lại kết quả rất tốt. Dưới đây là chia sẻ của Dược sĩ tư vấn về những bài thuốc Đông y trị hôi miệng đơn giản hiệu quả và tiết kiệm được rất nhiều người áp dụng thành công.
Những bài thuốc Đông y trị bệnh hôi miệng hiệu quả
Bài thuốc Đông y trị hôi miệng bằng hạt mướp đắng: Quả mướp đắng có tính hàn, giúp gải nhiệt chống viêm sưng. Trong thành phần của mướp đắng có rất nhiều loại vitamin cũng như axit như vitamin C, axit amin …Mướp đắng đều có công dụng từ trái cho đến quả. Trong Đông y người ta sử dụng hạt mướp đắng để điều trị một số bệnh về răng miệng, đặc biệt là bệnh hôi miệng rất hiệu quả.
Cách làm , đơn giản các bạn có thể thực hiện như sau : Hạt mướp đắng các bạn phơi khô nghiền nhuyễn, có thể kết hợp với mật ong viên tròn khoảng 20 ly. Bạn có thể dùng ngậm hàng ngày sau khi đã đánh răng sẽ cho kết quả không ngờ.
Bài thuốc chữa hôi miệng từ Lá Trầu Không: Trầu không là một những vị thuốc Đông y có công dụng rất tốt trong việc chữa trị các bệnh viêm, sưng… Ngoài các công dụng chữa các bệnh như : đau nhức, viêm nhiễm, lỡ loét, mụn nhọt. Trầu không còn có tác dụng chữa hôi miệng cũng rất hiệu quả.
Cách làm: Sử dụng khoảng 0,5 kg lá Trầu Không, thái nhuyễn nấu cùng 1 lít nước đun sôi. Sau đó bạn lọc lấy nước sền sệt, dùng súc miệng hàng ngày khoảng 2 đến 3 lần . Đối với trẻ nhỏ bạn có thể cho vào tâm bông gòn để ngậm sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hội miệng đang gặp phải.
Chữa hôi miệng bằng lá húng chanh: Lá húng chanh trong Đông y là một thảo dược thường dùng giúp chữa bệnh hôi miệng hiệu quả an toàn, không chỉ có tác dụng khử mùi hôi miệng mà lá húng chanh cũng tạo ra mùi hương dễ chịu giúp bạn tự tin nói chuyện hơn mà không hề lo lắng về mùi hôi miệng nữa.
Cách làm : Lấy 50g húng chanh ngâm trong nước muối loãng ước chừng khoảng 10 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Cho lá húng chanh vào nồi nhỏ và đổ 300ml nước, đun sôi nước để tinh dầu húng chanh chảy ra ngoài, lấy nước này súc miệng và ngậm khoảng 5 phút, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt sạch đồng thời giúp bạn có một hơi thở thơm mát. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ trị triệt để bệnh hôi miệng
Bài thuốc trị hôi miệng từ Đinh hương: Theo Tin tức Y Dược chia sẻ, đinh hương là một dược liệu rất quí và có rất nhiều tác dụng. Đặc biệt trong việc điều trị hôi miệng rất tốt.
Nếu bạn có mùi hơi thở khó chịu từ răng miệng tạo ra mùi hôi thì chỉ cần xát một ít tinh dầu đinh hương vào chỗ viêm. Sau ít phút bạn sẽ thấy được điều kì diệu sẽ xảy ra. Hoặc bạn có thể kết hợp dầu gừng, đinh hương, menthol và cồn đủ 100ml. Ta chấm vào tâm bông gòn ngậm vào chỗ viêm chân răng, dùng thường xuyên sẽ hết đau và sưng.
Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng
Nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng
Bệnh hôi miệng không những làm ảnh hưởng đến người bệnh mà còn gây khó chịu cho những người xung quanh, ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giao tiếp, khiến cho người bệnh tự ti, ít giao tiếp, từ đó có thể đánh mất rất nhiều cơ hội cho bản thân. Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng có rất nhiều điển hình như:
Do viêm nhiễm: Bệnh hôi miệng thông thường bắt nguồn từ các bệnh viêm nhiễm từ răng, viêm quanh chân răng, viêm amidam hay viêm niêm mạc miệng… Những nhiễm trùng nơi khác nhưng có phản ứng viêm sốt toàn thân cũng gây hội chứng môi khô, lưỡi bẩn miệng hôi, sơ bộ cũng chẩn đoán ra tình trạng nhiễm trùng. Chứng hôi miệng mãn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng xoang nặng, viêm mũi, rối loạn tiêu hóa hay bệnh về gan và thận.
Do miệng: Các nhà nghiên cứu cho biết, 90% bệnh hôi miệng tái phát đều xuất từ miệng. Trong miệng người chúng ta trung bình có khoảng hơn 600 loại vi khuẩn lợi và hại. Trong đó, những vi khuẩn hại sẽ lợi dụng các yếu tố phát sinh mà phát triển rồi gây ra mùi hôi khó chịu này.
Do thức ăn: Thức ăn có chứa nhiều đạm, gia vị hay mỡ được chúng ta ăn vào sẽ sản sinh ta nhiều sulfur có mùi hôi và nó sẽ khiến chúng ta bị hôi miệng. Đặc biệt, khi bạn sử dụng thuốc lá hay bị rượi nhiều làm cho những vi khuẩn có hại sản sinh ra nhiều và dẫn đến chúng gây nên mùi hôi cho khoang miệng.
Một số loại thực phẩm, thuốc men gây mùi hôi khó chịu như thức ăn có mùi vị mạnh, hành tây, tỏi, sầu riêng, bắp cải, súp lơ, củ cải, chẳng hạn như tỏi hoặc hành tây. Chế độ ăn kiêng quá mức hoặc ăn uống không đầy đủ.
Ngoài ra còn rất nhiều những nguyên nhân gây bệnh hội miệng, đôi khi hôi miệng cũng là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm ở các cơ quan nội tạng như gan, thận, dạ dày… Nếu việc điều trị bằng các bài thuốc Đông Y không mang lại hiệu quả, thì cần phải tới ngay các trung tâm y tế để được thăm khám chính xác nguyên nhân gây bệnh để có liệu pháp điều trị phù hợp.
Nguồn: thuocviet.edu.vn