Gai là loại cây mọc hoang, cây gai rất phổ biến và quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Cây gai ngoài dùng để làm thực phẩm hay thu lấy sợi, ít ai biết được rằng gai còn có thể được dùng để điều trị bệnh.
- Bí quyết tạo ra thuốc quý từ Hạt gấc: Sự kết hợp hoàn hảo giữa khoa học và tự nhiên
- Bồ Kết – Giải pháp tự nhiên cho sức khỏe và vẻ đẹp toàn diện
- Quả Thanh trà Huế – Vị thuốc từ đặc sản tiến vua
Cây gai thuộc vào cây sống lâu năm
1. Mô tả đặc điểm thực vật cây gai
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Cây tầm ma hay cây trữ ma là các tên gọi khác của cây gai. Cây gai là loài cây mọc hoang dại, có thể bắt gặp ở nhiều nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ,…Cây gai thuộc vào cây sống lâu năm, thân cây có thể cao từ 1 – 2 m. Lá gai có hình tim, viền lá có răng cưa, các lá mọc so le với nhau, mặt dưới lá phủ lớp lông trắng, cuống lá có lớ lông mềm đỏ. Hoa gai phân rất rõ hoa đực và hoa cái, hoa tập trung mọc thành từng cụm dày ở kẽ lá. Quả gai thuộc loại quả bế.
Bình thường, cây gai thường được dùng để lấy sợi. Lá gai dùng để làm bánh, đặc biệt rễ cây gai sẽ dùng làm thuốc. Việc thu hái cây gai có thể được tiến hành quanh năm tuy nhiên mùa thu và mùa đông là thời điểm thích hợp nhất vì lúc này lượng dược chất trong cây rất dồi dào. Cây gai có thể được dùng ở cả dạng tươi và dạng khô.
2. Thành phần hóa học có trong cây gai
Thành phần hóa học của cây gai rất đa dạng chứa nhiều chất khác nhau như: chất béo, chất xơ, carbohydrates, protein và vitamin K…. Phần rễ dùng làm thuốc rất giàu các loại acid như acid protocatechuic, apigenin, chlorogenic, caffeic, quinic đặc biệt là flavonoid rutin với lượng rất dồi dào có công dụng tốt trong việc chống oxy hóa. Phần hạt gai chứa nhiều các loại acid tự do và chất béo.Acid chlorogenic trong rễ gai đã được chứng minh rằng có khả năng mang lại công dụng diệt nấm và khả năng ức chế vi khuẩn. Khi tiến hành so sánh với vitamin E về khả năng chống oxy hóa kết quả cho thấy acid chlorogenic trong rễ gai có hoạt tính cao hơn gấp 10 lần. Vì vậy chúng được sử dụng để chống xơ vữa động mạch, trị cao huyết áp và chữa nhồi máu cơ tim.
Trong y học cổ truyền, cây gai mang tính hàn, có vị ngọt và không độc. Khi dùng làm dược liệu có công dụng kích thích bài tiết mật, giúp thông tiểu và giải độc. Rễ gai giúp tán ứ, chỉ huyết và lương huyết giúp hỗ trợ an thai, chữa rụng tóc và giải độc… Lá gai làm giảm tình trạng đau viêm sưng hậu môn hay tình trạng xuất huyết do bị chấn thương, ho, nôn hay tình trạng tiểu tiện ra máu,…
3. Những bài thuốc hay từ dược liệu gai
- Bài thuốc giúp dưỡng thai, dưỡng huyết và thanh nhiệt cơ thể
Bài thuốc 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 30g rễ cây gai đã được phơi khô sắc cùng 600ml nước. Đun lửa nhỏ, đun cho đến khi lượng nước cô lại còn khoảng 200ml, uống 3 lần/ngày, uống 2 – 3 ngày.
Bài thuốc 2: Dùng 30g rễ cây gai đã được phơi khô, 30g sinh địa sắc cùng nước, sau khi sắc giữ lấy nước và bỏ bã. Dùng phần nước này nấu cùng gạo nếp thành cháo, ăn nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc 3: Dùng 50g rễ cây gai tươi, nấu lấy nước, thêm vào 100g gạo nếp và 10 quả hồng táo, nấu cháo.
- Bài thuốc chữa sa tử cung
Dùng 30g rễ cây gai khô cho thêm 600ml nước sau đó nấu lên. Uống nước này nhiều lần trong ngày, uống từ 3 – 4 lần/ ngày.
Rễ cây gai chữa sa tử cung
- Bài thuốc chữa đau bụng, chảy máu, ngừa dọa sảy thai khi mang thai
Dùng 48g rễ cây gai tươi, 12g lá ngải cứu, 12g lá tía tô sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc chữa động thai và giảm đau bụng
Cho 4g rễ cây gai, 4g cành tía tô. Tất cả đem đi phơi khô, sau đó thêm vào 400ml nước vào nấu đến khi lượng nước còn lại khoảng 100ml thì ngừng nấu. Dùng nước này để uống hàng ngày.
- Bài thuốc có công dụng cầm máu ở vết thương hở
Dùng lá gai tươi đem rửa sạch, để cho ráo nước. Sau đó giã nát lá, đắp lên vết thương và buộc cố định phần lá đắp.
- Bài thuốc giúp hỗ trợ làm giảm rụng tóc
Theo tin tức y dược có thể dùng lá gai ở cả dạng tươi hoặc khô sắc lấy nước uống mỗi ngày để hỗ trợ ngăn rụng tóc.
- Bài thuốc trị mụn mủ, viêm, sưng đau
Dùng lá gai cùng lá vông vang đem giã nát đắp lên chỗ bị mụn. Đắp từ 1 đến 2 ngày.
- Bài thuốc điều trị phong thấp và đau nhức khớp
Chuẩn bị 50g rễ cây gai khô ngâm cùng 1 lít rượu, ngâm trong 1 tuần. Uống 10ml rượu/ lần, ngày uống 2 lần.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu gai để điều trị bệnh
– Khi lá còn tươi, lớp lông trên bề mặt lá có thể gây ngứa họng nếu dùng trực tiếp do đó để làm giảm tình trạng ngứa này có thể chế biến bằng cách nấu canh hay nấu chín.
– Gai là dược liệu mang tính hàn vì vậy người có cơ thể mang tình trạng hư hàn không nên sử dụng.
– Không dùng dược liệu gai trong thời gian dài, cần tham khảo ý kiến bác kĩ trước khi dùng để dùng đúng liều lượng.
– Dù gai không chứa chất độc nhưng không nên lạm dụng hay tự ý phối hợp cùng các dược liệu khác.
– Khi chưa tìm hiểu rõ hoặc tự tìm kiếm thông tin không chính xác và tự ý áp dụng sẽ có thể gặp phải tình trạng như nhầm lẫn với dược liệu khác có đặc tính tương tự hoặc mua phải loại dược liệu không đảm bảo chất lượng, dược liệu bị phun hay tẩm chất bảo quản, thuốc chống mốc gây hại sức khỏe.
– Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Cần lưu ý rằng, các bài thuốc tham khảo được có thể chỉ hiệu quả trong một số trường hợp bệnh hoặc với một số đối tượng nhất định. Do đó khi đã hết thời gian chỉ định, không nên sử dụng nữa và nên đến thăm khám để có sự tư vấn của bác sĩ.
– Nên theo dõi thường xuyên, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện dấu hiệu sức khỏe bất thường để khắc phục kịp thời.
XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường