Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Công dụng quý của vị thuốc thích tật lê

Công dụng quý của vị thuốc thích tật lê

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
12 Tháng Sáu, 2018 Thuốc đông Y 372 Lượt xem

Trong đông y có một vị thuốc quý với nhiều công dụng được so sánh không kém gì nhân sâm. Vị thuốc này chính là thích tật lê hay còn gọi là bạch tật lê.

vi-thuoc-thic-tat-le

Vị thuốc Thích tật lê

 Cây tật lê là gì? Thích tật lê là bộ phận nào của cây ?

Cây tật lê là một cây thuốc quý. Đây là loại cỏ bò lan trên mặt đất nhiều cành dài từ 2 đến 3cm, kép lông chim lẻ, 5-6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn với 5 lá đài và 5 cánh hoa. Cây mọc tự nhiên, không cần chăm bón, mọc ở đất khô vùng ven biển, bãi sông thuộc các dải đất miền Trung.

Thích tật lê là quả chín phơi hay sấy khô của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương.

Thành phần công dụng và chủ trị của thích tật lê

Theo dược sĩ trường cao đẳng dược tphcm, Y học hiện đại đã tìm ta những chất có trong thích tật tê như: Ancaloit 0,001%, chất béo 3,5%, tinh dầu, rất nhiều natri, phylloerythrin, tannin, flavonozit, nhiều saponin mà trong đó có diosgenin.

Đối với Y học cổ truyền, các y sĩ chỉ ra rằng thích tật lê có vị đắng, tính ôn, đi vào hai kinh can và phế, bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết, tật lê có tác dụng cường tim, đề cao công năng miễn dịch cơ thể, chống suy não, dịch sắc nước tật lê có tác dụng giáng thấp đường huyết và dị ứng. Những công dụng nổi bật của thích tật lê được dùng làm thuốc tân dượcthuốc đông y.

cây tật lê

Thích tật lê có tác dụng bổ Thận bổ Can

Những bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc thích tật lê

Trong Đông y từ lâu đã sử dụng vị thuốc thích tật lê kết hợp với một số vị thuốc khác nhằm đưa ra phương thức điều trị một số bệnh như sau:

  • Chữa quáng gà: chuẩn bị 1 lượng bằng nhau các vị thuốc gồm thích tật lê, thảo quyết minh, cúc hoa, kỷ tử, bạch thược, sơn thù, sơn dược,  phục linh, trạch tả, đơn bì, thục địa mỗi vị 12g. Phơi khô tất cả sau đó tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật thành hỗn hợp dẻo mịn và vo thành viên viên, mỗi ngày uống 2- 4 viên, sau 10 ngày bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Chữa đau bụng kinh: Tật lê 12g, đương quy 12g, nước 400ml, sắc đặc, chia 2 lần uống trong ngày trước và trong mỗi kỳ kinh nguyệt.
  • Chữa bệnh ngoài da: thích tật lê 9g, kinh giới 6g, thổ phục linh 6g, ý dĩ, thương nhĩ tử đều 3g, sắc uống đến khi thấy bệnh thuyên giảm thì ngừng.
  • Chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới: Lấy quả thích tật lê phơi khô sao vàng đun lấy nước uống hàng ngày để giúp cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.

Ngoài ra, cũng có thể dùng thích tật lê chữa vào các bệnh như: trẻ nhỏ đái dầm, người mệt mỏi, kinh nguyệt khí hư có mùi, viêm họng, đau mắt…. Nhưng tốt nhất trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của các Y sĩ Y học Cổ truyền để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng.  Ngoài ra, đối với phụ nữ có thai cho con bú, bệnh âm huyết bất túc, can hư, thụ thai tuyệt đối không được sử dụng thích tật lê để không mang đến những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …