Củ đậu là loại thực phẩm quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Có tác dụng chữa một số loại, tăng cường sức đề kháng, làm đẹp cho các chị em phụ nữ…
Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu củ đậu là gì và tác dụng của củ đậu qua bài viết sau nhé!
- An xoa cây thuốc cứu tinh của bệnh gan
- Các bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả từ ngọc trúc
- Ô tặc cốt vị thuốc từ loài mực
Củ đậu
1.Mô tả đặc điểm chung
Tên gọi khác: Củ sắn dây, sắn nước ( khác với củ khoai mì cần phân biệt)
Tên khoa học Pachyrhizus erosus – họ Đậu (Fabaceae).
1.1.Mô tả đặc điểm thực vật:
- Là cây thuộc thân leo, có thể dài tới 4 – 5m nếu làm giàn cho nó.
- Lá kép có 3 chét hình tam giác mỏng, to và trải rộng.
- Hoa mọc thành chùn, có màu tím nhạt, lớn, hoa kép từ nách lá.
- Mùa hoa thường vào tháng 4 – 6.
- Quả được tạo thành từ bầu nhụy sau khi thụ tinh và lớn lên tạo thành quả.
- Củ: chính là rễ chính của cây phình to lên thành củ, có lớp vỏ rất mỏng ở ngoài và lớp xơ – cellulose bao xung quanh bên trong có phần thịt trắng chứa nước, đường tinh bột
2.Phân bố
Theo thuốc đông y cây này có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, hoặc ở Brazil. Được phân bố vào vùng Đông Nam Á và các tỉnh phía nam Trung Quốc. Nay được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới cũng như ôn đới
Tạị nước ta, củ đậu được trồng rộng khắp từ các tỉnh miền núi phía bắc, phía nam đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng tập trung nhiều ở vùng trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ..
Được trồng lấy củ để ăn, làm thuốc, Hạt và lá để làm thuốc trừ rệp trên một số loại cây rau, và cây trồng khác
3.Bộ phận dùng
- Là Rễ Củ của cây .
- Củ tươi sau khi thu hoạch về đem giũ sạch đất cát, cất ở nơi khô ráo.
- Bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất để cất giữ ở khoảng 12°C -15°C, thấp hơn sẽ làm hư củ.
- Củ đậu tươi nếu được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp có thể để lâu một hoặc hai tháng.
- Trái ngược với phần củ thơm ngon bổ dưỡng, thì phần lá và hạt của cây này rất độc và thường được tận dụng làm nguyên liệu điều chế thuốc diệt côn trùng, diệt rệp… nên cần rất cẩn thận
Rễ phình thành củ, là bộ phận thường được dùng làm món ăn – vị thuốc
4.Thành phần hóa học
Củ tươi có 2,4% tinh bột, 2.4 – 4,5% ose (biểu thị bằng glucose), có 16- 90% nước, ,46% protein, 0,39% chất vô cơ, các men peroxydase, amylase và phosphatase.
Ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng khác: Sắt, canxi, photpho, vitamin C và đặc biệt là trong củ đậu không chứa chất béo.
Hạt củ đậu và lá có chứa Rotenon là một chất độc, có thể diệt côn trùng và thuốc cá, diệt rệp rau và rệp thuốc lá. Rất độc nên tuyệt đối không được ăn.
5.Tác dụng dược lý
Một số các nghiên cứu về Củ đậu cho thấy:
5.1. Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể
Củ có chứa một số chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể và có thể giúp ngăn ngừa tổn thương ở tế bào. Nhờ Vitamin C, E, beta – carotene trong cũ nên có khả năng chống oxy hóa tốt, hạn chế và ngăn chặn các gốc tự do phát triển, làm gây hại cho cơ thể.
5.2. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
Với lượng vitamin C và chất xơ hòa tan có trong củ đậu có thể giúp đánh bay cholesterol trong mạch máu. Từ đó sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Kali trong củ đậu cũng có tác dụng giúp thư giãn mạch máu, hạ huyết áp hiệu quả.
5.3. Giải độc rượu:
Rất tốt cho hệ tiêu hóa nếu ăn với lượng vừa phải cũng bởi củ đậu có tính mát giúp giải nhiệt nhanh, do có rất nhiều chất xơ, giảm tăng tiết axit dạ dày nên có thể hỗ trợ giải độc rượu nhanh chóng và nhuận tràng
5.4. Tác dụng tốt đối với bà bầu và và đẹp sáng da:
Thảo dược này cũng chứa khá nhiều sắt cung cấp rất tốt cho bà bầu khỏi bị mắc chứng thiếu máu trong thời gian mang thai.
các chị em yêu thích tác dụng này của củ đậu , bởi nó có rất nhiều tác dụng trong làm đẹp như hỗ trợ giảm cân, làm mặt nạ, giúp chị em giảm các ảnh hưởng tác động của thời kỳ mãn kinh.Đối với các phụ nữa có thai thì ăn nó cũng có rất nhiều lợi ích như giảm thiểu tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa ổn định hơn.
Củ đậu có chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể sản sinh được collagen để khiến làn da trở nên mịn màng và trắng sáng hơn. Bên cạnh đó, củ đậu chứa rất nhiều nước và khoáng chất nên có thể giúp làn da không bị khô, loại bỏ chất độc tốt hơn. Vị vậy các chị em có thể thái mỏng ra để đắp lên da rất hiệu quả.
5.5.Tác dụng của củ đậu trong giảm cân
là thảo dược chứa rất ít calo, lại có nhiều vitamin và khoáng chất, thậm chí có cả tinh bột. có thể ăn nhẹ, nó sẽ giúp bạn no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Chất Prebiotic có trong củ đậu giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, tạo thuận lợi cho quá trình giảm cân mà không lo thừa chất, thừa calo.
6.Công dụng của Củ đậu
- Củ đậu vị ngọt nhạt, tính mát. Nếu nấu chín lên thì bổ ích tràng vị. ăn sống thì giúp giải khát,
- Có thể làm giải khát, củ đậu tươi thái lát đem xoa hoặc ép nước bôi mặt giúp cấp nước cho da mặt, làm sáng mịn da, khỏi nứt nẻ.
- Có thể làm phấn bôi mặt, xoa hết rôm sảy. bằng cách tán bột từ củ đậu khô dùng
- Dùng bôi giúp chữa ghẻ : dùng Hạt và lá của nó giã nhỏ nấu với dầu mè để nguội. Có thể phối hợp với quả Bồ hòn và hạt máu chó. Lưu ý hạt và lá chỉ dùng chữa bệnh ngoài da, tuyệt đối không được ăn.
7.Kiêng ky và những lưu ý
Củ đậu đã quá thân quen trong đời sống hàng ngày, dễ sử dụng. Tuy nhiên cần lưu ý cần lưu ý khi sử dụng:
- Không nên ăn nhiều: Nó sẽ làm căng và dạ dày sẽ ngày một dãn ra. dạ dày cũng rỗng hơn, nhu cầu thèm ăn cao hơn. Vì vây không ăn củ đậu quá nhiều sẽ không tốt cho những người bị đau dạ dày và làm cho cơ thể suy yếu. củ đậu nhiều chất xơ và giàu vitamin nhưng không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Việc chỉ ăn củ đậu để giảm cân sẽ khiến cơ thể thiếu chất uể oải, mệt mỏi.
- Không ăn hạt và lá cây củ đậu: Vì bên trong lá và hạt của củ đậu có chứa chất tephrosin và rotenon, khi hai chất này đi vào cơ thể sẽ gây ngộ độc,với triệu chứng: đau bụng, co giật, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp và suy hô hấp.
- Khi đã hiểu rõ được giá trị dinh dưỡng của củ đậu, bạn có thể sử dụng thực phẩm này sao cho an toàn và hiệu quả
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Là loại thực phẩm quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta.Sử dụng thường xuyên sẽ giúp cơ thể phòng tránh một số loại bệnh, tăng sức đề kháng, làm đẹp cho các chị em phụ nữ… Tuy nhiên thảo dược này vẫn có độc nếu không biết sử dụng, vì vậy cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung
XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN