Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Đặc điểm của vị thuốc Ích Mẫu và cách sử dụng để chữa bệnh

Đặc điểm của vị thuốc Ích Mẫu và cách sử dụng để chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
19 Tháng Tư, 2023 Thuốc đông Y 191 Lượt xem

Từ xưa, trong dân gian đã có câu: “Nhân trần, ích mẫu đi đâu/Để cho gái đẻ đớn đau thế này!”. Cái tên “ích mẫu” đã nói lên tầm quan trọng trong việc điều trị bệnh cho người phụ nữ của loại dược liệu này. Ở nước ta, ích mẫu mọc hoang hoặc được trồng ở các khu vực ven sông, suối, ven đường, các bãi ruộng hoang, nơi đất ẩm,…

Vậy ích mẫu có đặc điểm như thế nào, ứng dụng trong điều trị bệnh ra sao, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau.

Cây Ích mẫu

Thông tin chung

Tên gọi khác: Dã Thiên Ma, Đại Trát, Thiên Chi Ma, Thấu Cốt Thảo, , Tiểu Hồ Ma, Uất Xú Miêu, Xú Uất Thảo, Đồi Thôi, Hỏa Hiêm, Ích Minh, Khổ Đê Thảo, Ngưu Tần, Phụ Đảm, Quĩ, Sung Uất Tử, Tạm Thái, Trinh Úy, Thổ Chất Hãn, Trư Ma, Uất Xú Thảo, Sung Úy Thảo, hạt cây gọi là Sung úy tử.

Tên khoa họcHerba leonuri Heterophylli.Leonurus heterophyllus Sweet.

Họ khoa học: Họ Hoa Môi (Lamiaceae).

Mô tả

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Ích mẫu là loài cây thảo, sống 1-2 năm. Chiều cao 0,6-1m, thân có dạng hình vuông, ít phân nhánh, có lông ngắn, nhỏ phủ toàn thân. Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, ở thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa có màu tím hồng hoặc màu hồng phía trên xẻ môi. Quả nhỏ 3 cạnh, vỏ quả xám nâu. Mùa hoa vào khoảng tháng 3-5, mùa quả tháng 6-7.

Phân bố: Việt nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật bản Nga,…nhiệt đới Á Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ. Cây mọc hoang chủ yếu ở bãi cát, ruộng hoang, nơi đất ẩm,…

Thu hái, Sơ chế:

Thu hoạch dược liệu lúc cây chớm ra hoa, cắt lấy phần cây trên mặt đất, chừa 1 đoạn cách mặt đất 5-10 cm để cây tiếp tục đâm chồi và thu hoạch lần 2, lần 3. Thu hoạc lúc trời khô ráo, sau đó phơi nắng hoặc sấy nhẹ.

Bộ phận dùng:

Dùng cả cây, sử dụng cây sắp ra hoa, có nhiều lá, thân cành hình vuông, dài khoảng 20-40cm tính từ ngọn trở xuống là tốt nhất. Có thể dùng riêng.

Dùng phần hạt, gọi là Sung Úy Tử.

Bào Chế:

Rửa sạch, bằm nát, rồi tẩm với giấm hoặc rượu, sao vàng (dùng trong thuốc thang), hoặc nấu thành dạng cao đặc. Tránh dùng dụng cụ bằng sắt khi bào chế (phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo quản: 

Để ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc hoặc ánh sáng trực tiếp.

Vị thuốc Ích mẫu

Theo Y học cổ truyền

Tính vị

+ Vị cay, hơi đắng, không độc (Theo “Bản Thảo Cương Mục”).

+ Vị hơi cay, hơi đắng, tính hoạt, hơi hàn (Theo “Cảnh Nhạc Toàn Thư”).

+ Vị cay, đắng, tính hơi hàn (Theo “Trung Dược Học”).

+ Vị cay, đắng, tính hàn (Theo “Đông Dược Học Thiết Yếu”).

Quy kinh

+ Vào kinh Can, Tâm bào (Theo “Trung Dược Học”).

+ Vào kinh Tâm, Can (Theo “Đông Dược Học Thiết Yếu”).

Tác dụng

+ Hành huyết, Tiêu thủy, trục huyết cũ, sinh huyết mới, giải độc, điều kinh, chủng tử (Theo “Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển”).

+ Hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh, tiêu viêm, lợi tiểu (Theo “Trung Dược Học”).

+ Tiêu huyết ứ, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh (Theo “Đông Dược Học Thiết Yếu”).

Chủ trị:

Kinh nguyệt không đều, thống kinh, khí hư nhiều, sau sinh đau bụng nhiều, huyết vận, sau sinh sản dịch ra không dứt (Theo “Trung Dược Đại Từ Điển”).

Liều dùng:

10-30g. Liều dùng ngoài tùy theo nhu cầu.

Một số ứng dụng điều trị lâm sàng của vị thuốc ích mẫu

Theo thuốc đông y trị mụn nhọt, nhũ ung: Ích mẫu 20 gr, đổ nước ngập gấp đôi, nấu cạn còn một nửa, để rửa nơi đau.

Trị tắc sữa gây ra nhũ ung:

Ích mẫu tán bột, hòa với nước bôi trên lên vú, sau 1 đêm sẽ thấy có hiệu quả (Thánh Huệ phương).

Trị đinh nhọt, lở ngứa:

Ích mẫu giã nát đắp vào chỗ đau ngứa. Nếu vắt lấy nước cốt uống thì hiệu quả nhanh chóng hơn và còn có tác dụng phòng độc chạy vào trong (Thánh Huệ phương).

Trị trẻ nhỏ bị cam tích đi lỵ nặng:

Lấy lá non và búp cây Ích mẫu, nấu với cháo cho trẻ ăn (Quảng Lợi Thần Hiệu phương).

Trị trĩ:

Ích mẫu, giã vắt lấy nước cốt rồi uống (Theo “Thực Y Kính phương”).

Trị mụn nhọt rôm sẩy:

Ích mẫu, giã nát đắp vào vùng có rôm sẩy (Đẩu Môn Phương).

Trị kinh nguyệt không đều:

Ích mẫu 10gr, Đương quy 10gr, Xích thược 10gr, Mộc hương 5gr. Các vị thuốc trên phơi khô, tán bột, uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Bổ huyết điều kinh:

Ích mẫu 80gr, Nga truật 60gr, Ngải cứu 40gr, Củ gấu 40gr, Hương nhu 30gr. Các vị thuốc trên đem sao, tán bột, luyện với đường thành viên to bằng hạt đậu xanh. Chiac 3 lần uống, 60 viên/ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, ra máu nhiều sau sinh

Ích mẫu tươi 60gr, Kê huyết đằng 30gr. Sắc lấy nước, thêm đường vào uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị huyết áp cao:

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Ích mẫu, Hy thiêm thảo, Hạ khô thảo, Ngô đồng, tác dụng tốt nhất vào ngày thứ 10 (Tuyển Tập Tư Liệu Nghiên Cứu Y Học – Sở Nghiên Cứu Y Dược Phúc Kiến năm 1977).

Kiêng kỵ khi dùng ích mẫu

+ Không dùng cho người huyết hư nhưng không có huyết ứ (Theo “Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển”).

+ Kỵ thai, âm huyết hư: không được dùng (Theo “Trung Dược Học”)

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …