Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Dâm dương hoắc: Bí mật giúp cho phái mạnh tăng cường sinh lực và sức khỏe tuyệt vời

Dâm dương hoắc: Bí mật giúp cho phái mạnh tăng cường sinh lực và sức khỏe tuyệt vời

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
13 Tháng Tư, 2023 Thuốc đông Y 133 Lượt xem

Là một loại thảo dược quý Dâm dương hoắc có tác dụng tráng dương bổ thận rất tốt cho quý ông. Không chỉ có vậy, thảo dược này ngoài công dùng để bồi bổ can thận, trị chứng liệt dương và tăng cường gân xương khớp còn được dùng trong chữa tiểu buốt, trị ho, phong thấp đau nhức, tay chân tê bại, … 

Hãy cùng Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết này nhé!.

Dâm dương hoắc

1. Đặc điểm chung dược liệu:

Tên gọi khác:  Hoàng liên tổ, ngưu giác hoa, phế kinh thảo.

Tên khoa học: Epimedium macranthum Morr. & Decne,- (Berberidaceae) Họ Hoàng liên gai

Dâm dương hoắc

1.1. Mô tả thực vật:

Là cây thân thảo, cao 0,4 – 0,8m. Hoa màu trắng, cuống dài.

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Dược liệu này có 3 loại, mỗi loại lại có hình dáng khác nhau, cụ thể:

  • Dâm dương hoắc lá hình tim;
  • Dâm dương hoắc lá to;
  • Dâm dương hoắc dạng lá mác.

* Dâm dương hoắc lá hình tim: Lá tròn hình tim, dài 6cm. rộng 5cm, Phần thân giống với loại lá to.

*Dâm dương hoắc lá to: Cây dài 40cm, thân nhỏ, bên trong thân trống rỗng.. Mỗi cây có 3 cành, mỗi cành 3 lá. Lá có hình như quả trứng hoặc tim, dài 10cm, rộng 8cm. Lá màu xanh bên dưới, trên có màu vàng nhẵn.

* Dâm dương hoắc lá mác: Lá dạng mũi tên, rộng 5cm, dài 14cm. Đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa.

1.2. Phân bố:

Dược liệu này phân bố chủ yếu ở miền rừng núi, cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới và có rất nhiều ở Trung Quốc,.

Ở Việt Nam, cây này có tại các vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Sapa, Hòa Bình.

Cây này có 3loài khác nhau như Dâm dương hoắc lá to. Dâm dương hoắc lá hình tim và Dâm dương hoắc tá mác, tất cả các loại trên đều được dùng trong Đông y, có tác dụng bổ thận tráng dương dành cho nam giới.

Tương truyền rằng khi được người dân cho dê đực ăn là cây này. Con dê đực sau khi ăn có khả năng giao phối rất nhiều lần với dê cái trong ngày, từ đó Dâm dương hoắc cđược đặt tên cho cây này

1.3. Bộ phận sử dụng – thu hái, chế biến:

Toàn bộ cây đều dùng được, cắt bỏ rễ mang về phơi hay sấy khô.

Thương th hái Vào mùa hạ và thu, hái lấy Không phải chế biến gì đặc biệt.

Dâm dương hoắc phơi khô

2. Thành phần hoá học

Trong nguyên cứu người ta thấy một lượng L-Agrinine rất cao có trong cây, đây là hợp chất có tác dụng kích thích tăng trưởng hormon sinh dục nam. Ngoài ra còn có một số hoạt chất khác như: flavoloids, alcaloid, saponosid, phytosterol, acid béo, tinh dầu, vitamin E…

Có tác dụng gần giống hormon sinh dục: gây tăng tiết tinh dịch, tăng ham muốn, và giúp hạ lipid máu, hạ huyết áp, và ức chế vi khuẩn như tụ cầu được nguyên cứu từ Dịch chiết của cây.

3. Tác dụng dược lý

3.1. Theo Y học hiện đại:

Theo thuốc đông y nhiều nghiên cứu Y học hiện đại đã cho thấy tác dụng:

– Uống dạng cao khiến kích thích xuất tinh co tác dụng Kích thích tố nam:

– Hỗ trợ Hạ lipid máu và đường huyết

– Tác dụng hạ huyết áp

– Tăng cường chức năng miễn dịch.

– Tác dụng Giảm ho, hóa đờm, bình suyễn, kháng khuẩn kháng viêm với tụ cầu vàng.

3.2. Theo Y học cổ truyền

Trong Y học Cổ truyền dược liệu các loại này có tác dụng giúp tráng dương bổ thận, tăng cường sinh lực đối với nam giới. Chữa nam giới khả năng sinh hoạt tình dục kém, gân xương co quắp, lưng gối mỏi đau, tê bại chân tay, bán thân bất toại.

Thường dùng làm thuốc bổ Thận, tráng dương, chữa liệt dương, ít tinh dịch và được dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Ngoài ra, Dược liệu này còn có thể dùng cho nữ giới bị khô âm đạo, giảm ham muốn về chuyện chăn gối. lãnh cảm,

4. Những bài thuốc kinh nghiệm có Dâm dương hoắc:

4.1. Chữa trị liệt dương

Bài 1: 8g Dâm dương hoắc, 1g Cam thảo và Sinh khương 2g,

Đem săc với 600ml nước Sắc còn 200ml, uống trong ngày chia 3 lần

Bài 2: 12g Dâm dương hoắc, 16g ba kích; Thỏ ty tử, nhục thung dung và câu kỷ tử mỗi vị 12g, sa sâm 16g, đỗ trọng và đương quy mỗi vị đồng lượng8g, đại táo 3 quả. cam thảo 6g,

Dược liệu thái nhỏ phơi khô, ngâm với 1 lít rượu, càng lâu càng tốt,

Uống trong vòng một tuần. Hoặc sắc với nước, uống trong 3 ngày.

Bài 3: 60g Dâm dương hoắc, ba kích và kim anh mỗi vị 50g, 100g ngài tằm đực, Thục địa 40g, sơn thù du và ngưu tất mỗi vị đồng lượng 30g, câu kỷ tử và lá hẹ mỗi vị 20g, đường kính 40g.

Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, ngâm trong 2 lít rượu. Uống 3 lần/ngày, 20-30ml/lần  trước hai bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.

Dâm dương hoắc có thể được ngâm cùng các thảo dược khác để tăng tác dụng chữa bệnh

4.2. Chữa bệnh đau nhức

Dùng Dâm dương hoắc, Quế tâm,  Xuyên khung, Uy linh tiên, Thương nhĩ tử mỗi vị đồng lượng 40g

Tất cả đem tán nhuyễn; 1 dùng 4g/lần, dùng với rượu ấm.

5. Những Lưu ý trước khi dùng:

– Không nên dùng Phụ nữ có thai.

– không được dùng cho người có âm hư hỏa vượng mắc, chứng liệt dương do thấp nhiệt.

– Không dùng cho người có dương vật dễ cương, di mộng tinh, tiểu đỏ, miệng khô, mất ngủ,

– Có thể xảy ra một số tác dụng phụ như váng đầu, nôn mửa, miệng khô, chảy máu mũi.

– Dùng dâm dương hoắc làm thuốc phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm.

– Người dùng cần thận trọng vì Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại dâm dương hoắc giả hoặc được trộn lẫn với lá dâm bụt.

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Trong y học cổ truyền xem Dâm dương hoắc là vị thuốc quý có tác dụng bổ dương, tráng Thận, rất tốt cho việc sinh hoạt tình dục của quý ông, và còn chữa trị chứng lưng đau mỏi gối. Tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn người dùng  cần tuân theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc Đông y giàu kinh nghiệm./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …