Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Ngũ gia bì: Vị thuốc vừa làm cây cảnh vừa chữa được bệnh

Ngũ gia bì: Vị thuốc vừa làm cây cảnh vừa chữa được bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
12 Tháng Tư, 2023 Tin Tức Y dược 64 Lượt xem

Ngũ Gia Bì vừa là một cây cảnh đẹp, mà còn nó vừa có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Đã được dân gian dùng từ lâu đời như một vị thuốc để chữa trị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, mà còn kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác trong chữa trị được nhiều bệnh nữa.

Hãy cùng Giảng viên Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để tim hiểu về loại cây vừa làm cảnh mà có công dụng tốt với sức khỏe ra sao nhé!

Cây Ngũ gia bì

1. Mô tả đặc điểm chung dược liệu Ngũ gia bì

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tên gọi khác: Thích gia bì, Xuyên gia bì,…

Tên khoa học: Acanthopanx aculeatus Seem. Họ: Nhân sâm (Araliaceace).

1.1. Mô tả thực vật

Cây được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc, cao khoảng 2 – 8m.

Lá kép hình chân chim, mỗi cum lá có khoảng 3– 5 lá chét, phiến lá hình trứng, mọc so le nhau.

Hai mặt lá đều nhẵn, mặt trên xanh đậm bóng hơn, mép có khía răng to, gân lá có gai.

Hoa mọc thành chùm, màu trắng và nhỏ. ở đầu cành, cuống dài 3–4cm

Quả mọng, hình cầu dẹt, có màu tím đen khi chín, đường kính từ 3 – 4mm, bên trong chứa 2 – 6 hạt

Toàn cây có tinh dầu thơm.

Mùa hoa từ tháng 9–11, mùa quả từ tháng 12–1.

1.2. Phân bố, thu hái, chế biến

1. Phân bố

Đây vừa là thảo dược, vừa là cây cảnh được trồng ở một số vùng miền Nam của Trung Quốc, còn phân bố ở Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ. Việt Nam

Ở nước ta, thảo dược này mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Nó đã được trồng làm cây cảnh và sử dụng rộng rãi để dùng trong y học chữa bệnh.

2. Thu hái, chế biến

– Thu hái vào mùa hạ, thu và Thường những cây trên 10 năm tuổi mới thu hái..

– Dược liệu được lấy từ vỏ thân và vỏ rễ, bỏ lõi gỗ, phơi khô. có thể dùng tưới sống hoặc sao vàng

Vị thuốc thường là ống cuộn nhỏ, dài ngắn tùy, độ dày ~1mm. Vỏ ngoài có màu vàng nâu nhạt, có nếp nhăn. Mặt trong màu xám trắng, dai, có những điểm màu vàng nâu,.

Việc thu hái vỏ cây dược liệu cần được làm bởi người có chuyên môn. Nếu bóc không đúng cách, cây có thể bị chết.

Sơ chế: thái mỏng, rồi sao hoặc phơi khô.

2. Bộ phận sử dụng

Dùng để làm thuốc từ Vỏ thân và rễ , ngoài ra, có thể dùng lá của cây

3. Thành phần hóa học

Tinh dầu trong Vỏ thân Ngũ gia bì có chứa khoảng 0,9 – 1%

Ngoài ra trong vỏ rễ và canh có chứa Saponin triterpene.

4. Tác dụng dược lý

1. Theo y học cổ truyền

Theo tin tức y dược dược liệu có vị cay, tính ôn ấm, quy vào 3 kinh Phế, Can và Thận.

Trong y học cổ truyền: Cây có tác dụng mạnh gân cốt, tăng sức mạnh cơ bắp, khu phong hóa thấp,

Chủ trị:  đau lưng, nhức mỏi, tê chân,  yếu chân, trẻ con chậm biết đi, đau bụng, tăng trí nhớ, …

Dược liệu khô Ngũ gia bì

2. Theo y học hiện đại

– Chống viêm, giảm đau

– Chống oxy hóa

– Giúp giảm lo âu,  Cải thiện trí nhớ,

Vị thuốc có giúp cải thiện trí nhớ tốt

– Tác dụng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

– Hỗ trợ tăng sức chịu lạnh, tăng cường sức khỏe,

– Hỗ trợ hạ đường huyết

4. Liều dùng, cách dùng, kiêng kỵ

Liều dùng:  6 – 12g/ngày  dạng thuốc sắc hoặc rượu ngâm.

*Cách ngâm rượu Ngũ gia bì:

rượu 1 lít. Ngũ gia bì sao vàng 100g,Đem ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều.

Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ (~ 30ml) trước bữa cơm tối, chữa đau nhức người, đau lưng, đau xương.

5.Những Bài thuốc kinh nghiệm có dùng ngũ gia bì :

1. Chữa Trị trẻ chậm biết đi:

Ngũ gia bì chân chim, mộc qua và  ngưu tất, các vị lượng bằng nhau,

Đem tán thành bột mịn, uống 4g/ mỗi ngày với nước cơm.

2. Chữa trị chân sưng,phù thũng, ăn uống kém, tiểu tiện ít

Ngũ gia bì 16g, cam thảo và đại phúc bì mỗi vị 6g, quế chi 8g, phòng kỷ 10g, hoàng kỳ sống 12g, phục linh 12g, đăng tâm và gừng tươi mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

3. Chữa trị phong thấp,đau nhức xương khớp:

 Ngũ gia bì chân chim 20g, dây đau xương và rễ cỏ xước mỗi vị 15g. Sắc uống một thang/ngày.

4. Mạnh gân cốt trị chứng mềm yếu gân xương, trẻ chậm biết đi, liệt dương

Ngũ gia bì 5g, mộc qua và ngưu tất mỗi vị đồng lượng 5g.

Sắc uống hoặc tán bột, hoặc uống với một chút rượu loãng và uống mỗi ngày.

5. Rượu bổ ngũ gia bì giúp mạnh gân xương cốt: 

Ngũ gia bì chân chim 180g, rượu 1 lít, Ngâm sau 20 ngày là dùng được,

Uống ngày 2 lần, mỗi 15 – 30ml/lần trong bữa cơm và buổi tối trước khi đi ngủ.

6. Chữa trị yếu sinh lý ở nam giới

16g Ngũ Gia Bì, 12g khởi tử, 12g thục địa, 12g cẩu tích, 12g hạt sen,10g cam thảo, 10g phá cố chỉ, 10g nhục thung dung ,10g tần giao,16g thỏ ty tử và 16g phòng sâm,

đem sắc với 1.8l nước, sắc còn 400ml.

Uống chia thành 2 lần uống/ngày.

6. Những Lưu ý khi sử dụng:

– Không dùng cho người bị âm hư, nóng trong, bốc hỏa nóng trong người (âm hư hỏa vượng).

– Cần thận trọng cho phụ nữ mang thai trước khi dùng

– Cây Đùm đũm (cây ngấy) trong dân thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) có nơi còn gọi là cây Ngũ gia bì nên người dùng cần tránh nhầm với Ngũ gia bì chân chim trong bài viết.

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Ngũ gia bì là một vị thuốc đông y có rất nhiều tác dụng, nhất là những lợi ích về giảm đau xương khớp. Tuy không chứa chất độc nhưng khi dùng làm thuốc người dùng cần phải theo hướng dẫn của người thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn nhé./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …