Danh mục
Trang chủ >> Thuốc Tân dược >> DỊCH TRUYỀN GLUCOSE 5% CÓ TÁC DỤNG GÌ

DỊCH TRUYỀN GLUCOSE 5% CÓ TÁC DỤNG GÌ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
6 Tháng Tám, 2022 Thuốc Tân dược 381 Lượt xem

Đối với việc truyền dịch(truyền nước biển). Cần có sự can thiệp chuyên môn của y tế,không tự ý truyền dịch Tuy nhiên nếu tự ý truyền dịch có thể gây nhiều biến chứng khó lường như phù tim, phổi, thậm chí có thể là mất mạng do người bệnh bị sốc phản vệ. Tác dụng của dịch truyền glucose 5% là gì?Nhũng điều cần lưu ý khi cần sử dụng.

Nhóm thuốc:Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base.

Dạng thuốc :Dung dịch tiêm truyền Glucose 5%: chai 100 ml, 250 ml, 500 ml

Dịch truyền glucose

1.Tác dụng của dịch truyền glucose 5%

Theo giảng viên DS.CKI Lý Thanh Long Cao đẳng Dược TPHCM Glucose có tác dụng trong việc cung cấp thêm dung dịch có nồng độ đường khác nhau cho cơ thể khi bạn cần phải bổ sung nước.Còn dùng glucose 5% để tiêm những loại thuốc khác.Là dung dịch vô trùng tiêm truyền tĩnh mạch.

Cụ thể tác dụng của dịch truyền glucose 5%:

  • Cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể
  • Giải độc trong trường hợp khẩn cấp, ngộ độc do Cyanide, thuốc ngủ, carbon dioxide, viêm gan hoặc xơ gan, sốc và trụy tim mạch.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể trong trường hợp cơ thể mất nước, mất máu do nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Là chất dẫn đề truyền thuốc vào cơ thể, thường được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật
  • Dùng để phòng ngừa và điều trị chứng nhiễm Ceton huyết với các trường hợp bị suy dinh dưỡng
  • Được dùng để làm giảm chứng glucose huyết.

Từng nhóm dung dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Trong đó dịch truyền tĩnh mạch glucose 5% phù hợp với những người suy dinh dưỡng, ăn uống kém.

Trước khi tiến hành truyền đường thì cần phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân.Việc bù đường chỉ nên sử dụng khi hàm lượng đường trong máu thấp hơn mức cho phép.. Trong khi truyền dịch cần phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ với sự tiến triển của bệnh.

2.Những tác dụng phụ khi dùng dịch truyền glucose 5%

1.Tác dụng phụ

  • Thường gặp: đau tại chỗ tiêm.
  • Kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.

–    Ít gặp: rối loạn nước và điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết).
–    Hiếm gặp: phù hoặc ngộ độc nước (do truyền kéo dài hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch đẳng trương).
Mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh các dung dịch ưu trương).

2.Một số dấu hiệu tác dụng phụ cần gọi ngay sự hỗ trợ chăm sóc y tế:

  • Lú lẫn
  • Một số phản ứng dị ứng nặng như nổi mề đay, phát ban, khó thở, sưng miệng, tức ngực, môi, mắt và lưỡi)
  • Bệnh nhân bị sưng bàn chân hoặc bàn tay
  • Cơ thể suy nhược

  Trên đây không phải là tất cả những tác dụng phụ khi truyền dịch glucose. không phải ai cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ kể trên,còn tùy thuộc vào cơ địa cụ thể của từng bệnh nhân hoặc những tác dụng khác ngoài ý .

3.Những lưu ý khi dùng dịch truyền glucose 5 %

Bất kỳ một loại thuốc nào cũng có thể tương tác với một số nguyên liệu khác.Đối với dịch truyền glucose 5 %, cần thận trọng khi dùng. Trong trường hợp:

  • Bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào hoặc glucose nào.
  • Trường hợp đang dùng thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược não
  • Đang có dự định mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú.

1.Tương tác với thuốc:

Một số loại thuốc tương tác với dịch truyền glucose 5% có thể làm thay đổi khả năng của thuốc và gia tăng các tác dụng phụ.

Không nên tự ý thay đổi liều dùng ,tự ý ngưng sử dụng hoặc tự ý dùng khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ.

2.Một số đồ ăn và thức uống có thể tương tác với glucose:

Về tình trạng sức khỏe, bạn cần báo cho các bác sĩ nếu như đang ở trong những trường hợp sau:

  • Đang mắc phải tình trạng lẫn lộn, gặp vấn đề về trí nhớ hoặc xuất huyết ở cột sống hay trong đầu
  • Đang mắc phải bệnh tiểu đường và có mức galactose trong máu tăng cao

4.Liều lượng – cách dùng:

  • Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh.
  • Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh.Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 – 800mg cho 1kg thể trọng trong 1 giờ.
  • Dung dịch glucose 5% là đẳng trương với máu và được dùng để bù mất nước.Dung dịch glucose có nồng độ cao hơn 5% là ưu trương với máu và được dùng để cung cấp năng lượng (dung dịch 50% dùng để điều trị những trường hợp hạ đường huyết nặng).
  • Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch nhưng cần phải truyền chậm (tốc độ truyền dung dịch glucose 50% trong trường hợp này chỉ nên 3ml/phút).
  • Trong nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch, có thể truyền dung dịch glucose đồng thời với các dung dịch có acid amin hoặc nhũ tương mỡ
  • Để làm giảm áp lực não – tủy và phù não do ngộ độc rượu, dùng dung dịch ưu trương 25 đến 50%.
  • Dùng insulin kèm thêm là tùy trường hợp; nếu dùng insulin thì phải theo dõi thường xuyên đường huyết của người bệnh và điều chỉnh liều insulin.

Liều lượng và cách dùng

5.Chống chỉ định :

– Người bệnh không dung nạp được glucose.
– Mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ các chất điện giải.
– Ứ nước.
– Kali huyết hạ.
– Hôn mê tăng thẩm thấu.
– Nhiễm toan.
– Người bệnh vô niệu, người bệnh bị chảy máu trong sọ hoặc trong tủy sống.

– Mê sảng rươu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.
– Không được dùng dung dịch glucose cho người bệnh sau cơn tai biến mạch não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hóa thành acid lactic làm chết tế bào não.

6.Thận trọng lúc dùng :

  • Phải theo dõi đều đặn đường huyết, cân bằng nước và các chất điện giải. Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.
  • Không truyền dung dịch glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết và tắc nghẽn.
  • Truyền glucose vào tĩnh mạch có thể dẫn đến rối loạn dịch và điện giải như hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết.
  • Truyền lâu hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch glucose đẳng trương có thể gây phù hoặc ngộ độc nước.
  • Truyền kéo dài hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch glucose ưu trương có thể gây mất nước tế bào do tăng đường huyết.
  • Thời kỳ mang thai: Dùng được cho người mang thai.
  • Thời kỳ cho con bú: An toàn đối với người cho con bú.

Dược lực :

Glucose là thuốc dịch truyền/chất dinh dưỡng.

Dược động học :

Sau khi uống, glucose hấp thu rất nhanh ở ruột. Ở người bệnh bị hạ đường huyết thì nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 40 phút sau khi uống.

Glucose hấp thu rất nhanh theo đường tiêm tĩnh mạch vì cùng áp suất thẩm thấu với máu

Khi truyền đầu tiên glucose sẽ vào trong lòng mạch sau đó sẽ vào trong nội bảo.

Trong quá trình thuỷ phân glucose được chuyển hóa thành pyruvat hoặc lactat. Lactat có thể lại được đưa từng phần vào chuyển hoá glucose (vòng CORI). Trong tình trạng ưa khí pyruvat được oxy hoá hoàn toàn thành cacbondioxid và nước. Sản phẩm cuối cùng của sự oxy hoá hoàn toàn glucose được bài tiết qua phổi (cacbon dioxid) và thận (nước).

7.Bảo quản:

 Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược:

  • Bảo quản glucose ở nhiệt độ trên 25 độ C.Độ ẩm không quá 70%.
  • Tránh ánh sáng gay gắt .
  • Theo dõi hạn sử dụng của nhà sản xuất.

Bài viết-Sưu tầm: DS.CKI Lý Thanh Long

Từ các nguồn tham khảo:

  • Tin tức y duoc
  • Trung tâm thuốc
  • Dược thư

Xem thêm: thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng thuốc Topamax hiệu quả

Topamax là một thuốc chứa topiramate dùng để điều trị động kinh. Những tác động …