Ngoài công dụng làm gia vị cho các món ăn trong bữa ăn gia đình, rau răm còn là vị thuốc chữa đầy bụng và mụn nhọt hết sức hiệu quả. Cùng tìm hiểu công dụng chữa bệnh đến từ rau răm nhé.
- Bật mí một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây bông trang đỏ
- Uống trà xanh mỗi ngày có những tác dụng gì?
- Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Kim vàng
rau răm
Rau răm
Theo bác sĩ y học cổ truyền TPHCM, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy. Rau này còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu, chống nôn, chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng), rắn cắn. Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị.
Nhiều món ăn dân dã thường dùng rau răm như trứng vịt lộn, thịt giả cầy, gỏi thịt gà, canh chua cá đồng, cháo lươn, trai, hến đều ngon thích hợp. Nó cũng là vị thuốc dân gian phòng trị nhiều bệnh. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím thường được dùng làm thuốc trị bệnh. Lá rau răm có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.
Bên cạnh đó, Các dược sĩ Cao đẳng dược TPHCM cho biết rau răm còn có công dụng làm se khít lỗ chân lông và trị mụn hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Sở dĩ có tính năng đặc biệt này là bởi lá rau răm chứa một lượng lớn chất kháng khuẩn tự nhiên, rất hữu dụng trong điều trị mụn và các vi khuẩn gây hại mà không gây kích ứng cho da. Bởi thế, rau răm được coi là “ứng cử viên sáng giá” giúp loại bỏ mụn và làm sạch da hiệu quả cho phái đẹp
rau răm trị bệnh hiệu quả
Công dụng trị bệnh hiệu quả đến từ rau răm
Theo Y học cổ truyền, rau răm vị cay tính ấm. Tác dụng ôn tỳ vị, tiêu thực, cầm tả lỵ, khử hàn, trừ thấp, hoạt huyết tiêu độc… Trị bụng đầy chậm tiêu, đầy hơi, tiêu lỏng, bí tiểu, phù thũng, phong thấp nhức mỏi, chàm lở, rắn cắn, làm dịu tình dục… Kinh nghiệm dân gian ăn tôm cá bị đau bụng đi cầu, hái rau răm tươi giã vắt nước cốt cho uống hoặc sắc nước cho uống. Xin giới thiệu một số phương thuốc có dùng rau răm:
Chữa mùa hè say nắng: rau răm 100g giã vắt nước cốt cho uống.
Chữa cảm cúm: rau răm 50g, 3 lát gừng giã nhỏ vắt nước cốt uống.
Chữa mụn nhọt mới phát: rau răm 100g giã vắt nước cốt uống bã đắp ngoài.
Chữa đau bụng sán lãi: rau răm 50g sắc uống.
Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ cho thêm muối đắp chỗ chân bị nước ăn.
Chữa vết thương lở loét lâu lành: Rau răm sao tồn tính tán bột đắp vào nơi da lở loét.
Chữa đứt tay chảy máu: Rau răm nhai nhỏ đắp nơi bị đứt tay.
Chữa trẻ em nhiều rôm sẩy: rau răm 100g, cá diếc 1-2 con luộc chín lấy thịt nấu canh ăn nhiều lần.
Trên đây là những chia sẻ về rau răm và công dụng của rau răm trong điều trị bệnh hiệu quả của các bác sĩ YHCT tại trường Cao đẳng y dược Pasteur TPHCM. Mong rằng đã đáp ứng được những tìm kiếm của các bạn.
Nguồn: thuocviet.edu.vn