Đa số những loại thuốc cam đều không rõ nguồn gốc và có lượng chì vượt mức cho phép, nếu cho trẻ sử dụng có thể khiến trẻ ngộ độc chì vô cùng nguy hiểm.
- Giải cứu bệnh nhân tự tử ở tầng 18 ở Bệnh viện Bạch Mai
- Thuốc lá trở thành thủ phạm gây ung thư hàng đầu hiện nay
- Nam bệnh nhi 3 tuổi bị kéo đâm vào tai xuyên thấu Thái Dương
Cháu bé cấp cứu vì ngộ độc thuốc nam
Rất nhiều trẻ ngộ độc vì sử dụng thuốc cam
Theo tin tức y tế mới nhất, ngày 16/6 vừa qua, Khoa Hồi sức Cấp cứu BV Sản Nhi tiếp nhận bé trai Bùi Anh D. (05 tháng tuổi) thường trú tại xã Thụy Phong, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nhập viện trong tình trạng biếng ăn, nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, co giật toàn thân…
Gia đình em cho biết, trước đó do bé bị viêm da cơ địa, gia đình đã mua thuốc cam về bôi da cho bé trong khoảng 20 ngày. Gần đây, phát hiện bé D. có biểu hiện co giật, tím tái, bỏ bú gia đình vội đưa cháu vào bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng chì trong máu của D. là 65 µg/dL, trong khi ngưỡng chấp nhận không quá 5 µg/dL. Bé bị nhiễm độc chì rất nặng. Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chỉ định nhập viện cấp cứu và điều trị tích cực bằng thở máy, an thần, bù nước điện giải, chống co giật, truyền máu cho bé.
Trường hợp thứ hai là bé gái Liễu Thùy V. (10 tháng tuổi), thường trú tại Xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Nhập viện trong tình trạng xuất hiện nôn, co giật toàn thân…
Rất nhiều trẻ ngộ độc vì sử dụng thuốc cam
Gia đình bé kể lại, trước đó bé bị ngã 3 bậc thang xuống đất, đập vùng mặt xuống nền cứng. Sau ngã trẻ tỉnh, không sốt, không nôn, bầm tím vùng mặt. Gia đình có sử dùng thuốc cam cho bé, gần đây bé xuất hiện quấy khóc, khò khè, nôn, co giật, gia đình đưa vào viện khám. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, trẻ được chẩn đoán: Ngộ độc chì, bé đang được theo dõi và điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu…
Ngộ độc chì chỉ vì sử dụng thuốc cam không đúng cách
Bác sĩ Dương Văn Linh, trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (BV Sản Nhi) cho biết, việc chẩn đoán, điều trị với trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc chì rất khó khăn. Phải kết hợp nhiều chuyên khoa hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, sinh hóa, huyết học… mới xác định được ngộ độc chì. Ngay cả khi tìm ra bệnh thì việc điều trị cũng rất gian nan, đòi hỏi thời gian dài, kéo theo đó là những tổn thương về thể chất và trí não khó có thể hồi phục. Hậu quả của việc trẻ bị nhiễm độc chì: Tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh; Di chứng tới não; Thậm chí là tử vong.
Các bậc phụ huynh nên hết sức chú ý khi sử dụng thuốc cam cho trẻ
Theo các giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Thuốc cam là một loại thuốc Đông y có thành phần từ rất nhiều những cây thuốc Nam và dược liệu kết hợp, từ xưa đã được các bà các mẹ tin là thứ thuốc bổ, giúp con hết biếng ăn, ăn tốt, mau tăng cân hoặc dùng để chữa các bệnh lở loét, tưa lưỡi, viêm nhiễm, tiêu chảy…cho trẻ em. Tuy nhiên trong quá trình từ việc thu mua nguyên liệu tới chế biến hiện nay ở nhiều cơ sở không đảm bảo an toàn nên hàm lượng chì cao gây nhiễm độc cho trẻ”.
Do vậy, các bác sỹ khuyến cáo, phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc cam bừa bãi không rõ nguồn gốc để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Nguồn: theo báo Infonet – thuocviet.edu.vn