Danh mục
Trang chủ >> Thuốc Tân dược >> Dược sĩ tư vấn các loại thuốc hỗ trợ cai rượu hiện nay

Dược sĩ tư vấn các loại thuốc hỗ trợ cai rượu hiện nay

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
7 Tháng Một, 2020 Thuốc Tân dược 137 Lượt xem

Thuốc cai rượu là một trong những giải pháp hỗ trợ cai rượu đối với những người nghiện rượu nghiêm trọng.

Dược sĩ tư vấn các loại thuốc hỗ trợ cai rượu hiện nay

Dược sĩ tư vấn các loại thuốc hỗ trợ cai rượu hiện nay

Nghiện rượu là gì?

Bác sĩ cho biết, nghiện rượu là tình trạng phụ thuộc và lạm dụng rượu do uống quá nhiều rượu, uống nhiều rượu sẽ tác động đến não và khiến cho người nghiện rượu mất kiểm soát hành động của bản thân. Nghiện rượu còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.

Nếu bị nghiện rượu hoặc các vấn đề liên quan đến rượu, bạn nên đi khám, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cai rượu phù hợp để giúp bạn cai rượu hiệu quả.

Một số loại thuốc giúp làm giảm cảm giác nghiện rượu

Hiện nay có một số loại thuốc giúp người nghiện rượu giảm cảm giác thèm rượu, từ đó cai nghiện rượu hiệu quả.

  • Naltrexone (Revia, Vivitrol)

Đây là một loại thuốc cai rượu được sử dụng trong thời gian ngắn cho những người bị nghiện rượu một cách nghiêm trọng. Hiện nay có hai dạng thuốc biệt dược được sử dụng: Vivitrol được tiêm mỗi tháng 1 lần và Revia là dạng viên được uống mỗi ngày 1 lần.

Thuốc Naltrexone có thể gây ra một số tác dụng phụ tạm thời như: đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đau vùng dạ dày. Một số trường hợp hiếm gặp, sử dụng Naltrexone liều cao có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng loại thuốc này cho những người bệnh gần đây đã sử dụng các thuốc khác.

Hiện nay các thuốc Vivitrol tiêm thường được dùng thay cho dạng thuốc viên vì nhiều người hay quên uống thuốc mỗi ngày. Đôi khi người bệnh có thể bị nhiễm trùng hoặc áp xe tại khu vực tiêm. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu bầm tím, sưng hoặc đau nào thì cần báo cho bác sĩ biết.

Naltrexone - thuốc hỗ trợ cai nghiện rượu

Naltrexone – thuốc hỗ trợ cai nghiện rượu

  • Acamprosate (Campral)

Đây là một loại thuốc tân dược có khả năng làm não ức chế chất dẫn truyền thần kinh axit gamma-aminobutyric (GABA). Điều này giúp não ở trạng thái thư giãn và bạn sẽ giảm cảm giác thèm rượu. Thuốc được sử dụng kết hợp với liệu pháp tâm lý. Loại thuốc này đã được các chuyên gia chứng minh có thể giúp cai nghiện rượu ở cả những người bị chứng nghiện rượu nặng.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc là nhức đầu và tiêu chảy. Tác dụng phụ nghiêm trọng gồm các vấn đề về chức năng ghi nhớ. Những bệnh nhân có vấn đề liên quan đến thận cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Các bác sĩ cho biết, thuốc Acamprosate cũng thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác như naltrexone, một loại thuốc cai rượu, và disulfiram, thuộc loại thuốc gây ức chế, kháng rượu.

  • Disulfiram (Antabuse)

Đây cũng là một loại thuốc được sử dụng để cai rượu. loại thuốc này sẽ khiến người dùng có các tác dụng phụ khó chịu khi uống rượu nhưng không gây hại gì cho cơ thể. Loại thuốc này sẽ khiến trí não và cơ thể có ác cảm đối với rượu.

Các Dược sĩ tư vấn cho biết, tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng loại thuốc này kèm với uống rượu là: đau đầu, buồn nôn, ra mồ hôi do nón, ói mửa. Các tác dụng phụ này có thể kéo dài đến 2 tiếng.

Bệnh nhân cần sử dụng theo đúng liều được chỉ định, không được sử dụng quá liều vì có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như: đau tức ngực, huyết áp thấp hay thậm chí là tử vong. Khi dùng loại thuốc này cần có sự hỗ trợ từ người thân, gia đình để đảm bảo người bệnh uống thuốc đều đặn.

Một số loại thuốc khác cũng được sử dụng trong việc điều trị chứng cai nghiện như: Topiramate (Topamax), Baclofen (Lioresal).

Trên đây là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng cai nghiện rượu, để biết thêm chi tiết bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ, các chuyên gia y tế. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng.

Nguồn: Thuocviet.edu.vn tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng thuốc Topamax hiệu quả

Topamax là một thuốc chứa topiramate dùng để điều trị động kinh. Những tác động …