Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ tư vấn thuốc >> Dược sĩ tư vấn: Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

Dược sĩ tư vấn: Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
8 Tháng Một, 2020 Dược sĩ tư vấn thuốc 128 Lượt xem

Rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi bé bị rôm sảy thì nên bôi thuốc gì để chữa khỏi?

Dược sĩ tư vấn: Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

Dược sĩ tư vấn: Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

Rôm sảy là gì và biểu hiện như thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, rôm sảy là các hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước và gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Những vị trí hay bị rôm sảy là lưng, ngực, bắp chân, bắp tay. Rôm sảy xuất hiện là do tuyến mồ hôi bị đè ép và bít kín lại khiến cho mồ hôi không thể thoát ra ngoài.

Các bác sĩ lưu ý, khi trẻ bị rôm sảy thì cha mẹ không được để cho trẻ gãi vì sẽ làm các nốt rôm sảy trầy xước, dễ bị nhiễm trùng. Bạn có thể tắm cho trẻ bằng sữa tắm hoặc thuốc tím pha loãng màu hồng nhạt, thoa bột Talc vào những vùng da nhiều mồ hôi.

Có thể tắm cho trẻ bằng nước lá với các loại lá, quả có tính mát như tía tô, sài đất, kinh giới, chanh, mướp đắng… Các loại lá này có tác dụng làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên, tuy nhiên chúng lại không hòa tan được chất nhờn trên da trẻ. Do vậy sau khi tắm nước lá xong, bạn cần cho trẻ tắm lại bằng nước ấm.

Lưu ý không đun nước lá quá đặc hoặc vắt quá nhiều chanh để tắm cho trẻ vì dễ gây kích ứng da khiến cho các nốt rôm sảy càng ngứa hơn.

Bên cạnh đó, phụ huynh không được cho trẻ tắm nước lá nếu da trẻ bị trầy xước, mưng mủ bởi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Tắm nước lá cho trẻ

Tắm nước lá cho trẻ

Bé bị rôm sảy nên bôi thuốc gì?

Theo các bác sĩ, trường hợp trẻ bị rôm sảy nhẹ thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu trẻ bị rôm sảy nặng thì cần điều trị bằng thuốc bôi để tránh biến chứng. Biểu hiện trẻ bị rôm sảy nặng là: các nốt rôm sảy mọc thành các mảng lớn, dày đặc, tấy đỏ.

Hiện nay thuốc bôi cho trẻ bị rôm sảy thường dùng là dung dịch calamine có tác dụng làm dịu ngứa, thuốc anhydrous lanolin ngăn ngừa tình trạng bít các ống tuyến mồ hôi và hạn chế mọc rôm sảy mới.

Các Dược sĩ tư vấn cho biết, thuốc bôi có chứa corticoid dùng trong các trường hợp rôm sảy nặng và theo chỉ định của bác sĩ.

Loại kem có thành phần hydrocortisone hoặc acid salicylic có tác dụng làm khô bề mặt da, se lỗ chân lông, trị rôm sẩy.

Các bác sĩ cho biết, việc bôi, chấm phấn rôm lên vùng da bị rôm sau khi tắm cũng sẽ làm dịu cơn ngứa của bé, góp phần điều trị hiệu quả tình trạng rôm sẩy. Phụ huynh lưu ý cần chọn loại phấn rôm đảm bảo chất lượng để tránh gây tác dụng ngược cho bé như làm bé bị dị ứng, viêm da…

Ngoài ra trong quá trình điều trị rôm sảy cho trẻ cần lưu ý không để trẻ gãi trầy xước da vì dễ gây nhiễm khuẩn. Có thể cho trẻ uống nước bột sắn dây, uống vitamin C, nước cam, chanh để làm dịu cơn ngứa ngáy do rôm sảy.

Nếu trẻ có quá nhiều rôm sảy, bạn nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tư vấn dùng loại thuốc điều trị phù hợp, không được tự ý mua thuốc về điều trị. Nếu trẻ có các biểu hiện biến chứng, nặng thêm thì cần đưa trẻ đến bác sĩ da liễu thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Thuocviet.edu.vn Tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ chia sẽ cách sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là thuốc có chứa …