Hạ khô thảo cái tên ấy được đặt vì nó là một loại cây cỏ và sẽ khô đi vào mùa hạ chí. Loại thảo dược mang trên mình những cụm hoa thật đẹp. Với những cụm hoa trên cây đó, với tính chất mát lạnh sẽ trở thành một vị thuốc thanh nhiệt và có tính kháng viêm mạnh.
- Bạc hà: Cây thuốc chứa tinh dầu từ thiên nhiên
- Sử dụng nha đam làm đẹp mà không bị ngứa
- Thảo mộc bạc hà có lợi cho làm đẹp da
Hạ khô thảo vị thuốc kháng viêm
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại thảo dược này trong bài viết dưới đây nhé!
1.Đặc điểm cây thuốc Hạ khô thảo
- Tên gọi khác: Mạch hạ khô, Nãi đông, Thiết sắc thảo.
- Tên khoa học: Brunella vulgaris. Họ hoa môi (Lamiaceae)
1.Mô tả
- Hạ khô thảo là cây thảo, sống dai, cao 20 – 30cm, có thân hình vuông, màu hơi tím đỏ.
- Lá mọc đối, hình trứng, đầu hơi dài, mép nguyên hoặc có răng thưa. Thân và lá có lác đác phủ lông nhỏ mịn.
- Hoa nhỏ mọc thành cụm, hoa hình môi, màu tím nhạt. Hoa tập trung mọc ở ngọn, cành. Mỗi cành lớn có thể có đến 4 – 6 hoa.Quả của nó nhỏ và cứng.
2.Phân bố
Theo tin tức y dược cây có từ các vùng ôn đới châu Á, Âu. Ngày nay, cây được trồng nhiều nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và một số nước châu Âu. Trong đó, Trung Quốc là nơi được trồng phổ biến nhất
Ở nước ta, cây mọc hoang ở các vùng cao lạnh như: Vĩnh Phúc,Sa Pa, Tam Đảo, Hà Giang…loại cây này dễ mọc tự nhiên ở các vùng có độ cao 1.000 – 1.500m. Cây phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ tầm 14 – 18°C. Cây ít được nắng nóng.
3.Thu hái
Khi hoa chuyển từ màu nâu đỏ vào khoảng tháng 5 – 6. Đến tháng 8, cây có thể bị héo lụi. là lúc ta thu hoạch
2.Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản
1.Bộ phận dùng
Cụm hoa và quả thường được dùng làm thuốc.Một số người còn sử dụng cả phần thân và lá.
2.Thu hái – Chế biến
Thu hái cụm hoa và quả vào khoảng tháng 8. đem rửa sạch rồi phơi hay sấy khô, tránh phơi nơi quá nắng, sẽ làm mất mùi thơm của thuốc.
3.Bảo quản
Dược liệu này dễ hút ẩm, dễ ẩm mốc nên cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Hoa của cây hạ thảo khô
3.Thành phần hóa học
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết trong thảo dược này chứa:
- Chứa Alkaloid tan trong nước.
- Tinh dầu: chứa D-camphor (khoảng 50%), D-fenchon.và a-fenchon
- muối vô cơ 3,5%: chủ yếu là Kali chlorua.
- Chất đắng là Prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic).
- Ngoài ra còn có Denphinidin cyanidin.
- Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có: đều có những hoạt chất như trên và một saponosid acid (1,10g) và một glucosid tan trong nước (0,7g/kg cây khô)
4.Tác dụng dược lý
Thảo dược này có Vị cay đắng, tính hàn, không có độc. Quy 2 kinh Can và Đởm.
* Tác dụng theo Đông Y:
Công dụng: Minh mục, tiêu ứ, tán uất kết, thanh can hỏa, giải trừ được nhiệt độc ở âm hộ và tử cung, chữa loa lịch, tiêu sưng.
Chủ trị: mắt đỏ sưng đau, Đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhọt vú sưng, viêm tuyến vú, tràng nhạc, cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt, bướu cổ,…
*Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết từ Hạ khô thảo được thử nghiệm cho thấy tác dụng chống viêm rõ rệt. Đồng thời, thảo dược còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, trực khuẩn lao, trực khuẩn biến dạng,.
Tác dụng lợi tiểu: do thảo dược có nhiều Kali nitrat và acid urosolic, là 2 chất có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Acid urosolic còn giúp loại trừ được độc tố và acid uric dư thừa qua thận.
Khả năng hạ huyết áp: Dùng thuốc sắc có chứa thảo dược trên động vật nhận thấy huyết áp giảm rõ rệt. Do Các chất tan trong nó có tác dụng hạ huyết và làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân cao huyết áp (theo báo Y học Liên Xô kỳ 6 năm thứ bảy, 1951 …)
Có Tiềm năng chống ung thư: trên nghiên cứu, qua thử nghiệm trên ung thư cổ tử cung ở chuột nhắt, người ta thấy thảo dược có khả năng chống lại sự di căn của tế bào ung thư. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, chưa có kết quả cụ thể.
Hạ khô thảo phơi khô
5.Công dụng
Thảo dược có vị đắng cay, tính lạnh, có tác dụng kháng viêm, mát gan, mát huyết, sáng mắt lợi tiểu, … Do đó, nó thường được ứng dụng trong lâm sàng chữa trị một số bệnh như:
- Hạ sốt.
- Chữa dị ứng: ngứa, chàm…
- Lợi niệu chữa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu…
- Chữa mắt sưng đau, viêm màng tiếp hợp cấp,..
- Chữa lao hạch, viêm hạch.
- Cầm máu do huyết ứ, chấn thương gây chảy máu, rong huyết.
- Chữa một số bệnh về da: viêm da, nhiễm trùng da, mụn nhọt, …
- Chữa chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do nhiệt bốc cao.
- Chữa cao huyết áp.
Liều dùng
Dùng 6 – 12g/ngày. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệukhác.
6.Một số bài thuốc hay có sử dụng Hạ khô thảo
1.Chữa trị hỏa bốc cao, nhức đầu chóng mặt, mắt đau sưng đỏ, huyết áp tăng cao
Hạ khô thảo, Bồ công anh, Thảo quyết minh (sao) mỗi vị 20g , lá Dâu, Mã đề hoa Cúc, mỗi vị 12g. Sắc với nước uống. Ngày 1 thang
2.Chữa trị tràng nhạc, sưng tuyến giáp, quai bị, viêm tuyến vú, viêm hạch
- Hạ khô thảo và Huyền sâm mỗi vị 20g; Xạ can, Nga truật và Hoàng đằng mỗi vị 10g.Sắc với nước uống. Ngày 1 thang
- Dùng ngoài: dùng nhân hạt Gấc mài với giấm để bôi.
3.Bài thuốc chữa trị thông tiểu tiện
Hạ khô thảo 8g, Phụ tử 2g, Cam thảo 1g, Sắc với 600ml nước còn 200ml.Uống trong ngày chia 3 lần.
4.Chữa trị vết bầm, vết thương
Dùng Hạ khô thảo giã nát và đắp vào vết thương.
5.Chữa chứng xích bạch đới
Chuẩn bị: Hạ khô thảo.Tán nhỏ, dùng 8g/lần bột thuốc . Đem uống cùng với nước cơm.
6.Chữa trị tắc tia sữa và hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ
Hạ khô thảo 20g, Gạo tẻ 60g, và bồ công anh 30g.Đem sắc với nước, vớt bỏ bã và cho gạo tẻ vào nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho thêm ít đường trắng vào. Nên ăn khi nóng.Nên dùng bài thuốc này trong 2 – 5 ngày hoặc có thể lặp lại liệu trình nếu sữa chưa thông hoàn toàn.
7.Bài hỗ trợ điều trị viêm gan B
Hạ khô thảo ,Sài hồ , nhân trần mỗi vị 12g, chi tử 8g, và chó đẻ răng cưa 30g.Đem sắc uống ngày 1 thang, mỗi liên tục 10 ngày.
8.Chữa trị đau nhức mắt do nhiệt ở gan
Hạ khô thảo và Hương phụ tử mỗi vị 62.5g, chích cam thảo 20g.Đem các vị tán thành bột mịn,uống với nước mỗi lần dùng 12g, ngày dùng 3 lần.
9.Dùng Dưỡng da, giảm thâm mắt và giảm nếp nhăn ở mặt
Hạ khô thảo 10g, Lá dâu 30g, và nước ép dưa leo 10ml.Cho hạ khô thảo và lá dâu sắc với 3 chén nước còn 1 chén, lọc lấy nước và để nguội.Sau đó hòa với nước ép dưa leo vào và thoa lên mặt, sau 15 phút rửa sạch.
10.Chữa trị chứng viêm lưỡi mạn và viêm họng mạn
Hạ khô thảo và Mộc hồ diệp, gia giảm liều theo từng trường hợp.Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.
11.Dùng Trà hạ khô thảo thanh nhiệt, trị mụn nhọt
Dùng Hạ khô thảo và Sinh địa .Nấu thành nước trà dùng uống.
12.Chữa trị chứng lở ngứa, mụn nhọt ngoài da
– Hạ khô thảo, côn bố, ngưu bàng và nga truật mỗi vị 8g, Bán hạ và trần bì mỗi vị 2g, tam lăng 4g, hải tảo 16g, liên kiều 12g.Đem sắc với 600ml còn 300ml, uống trong ngày/ chia 2 lần.
– Hạ khô thảo, Kim ngân hoa, kinh giới, và cỏ mần trầu mỗi vị 10g, liên kiều, ké đầu ngựa, bồ công anh và vòi voi mỗi vị 12g.Đem sắc với 400ml còn 100ml, uống trong ngày/ chia 2 lần.
13.Chữa trị viêm tai giữa
Hạ khô thảo, Thổ phục linh và đinh lăng mỗi vị 6g; cây cứt lợn, kinh giới, sài hồ, bạch linh, phòng sâm, chi tử, hoàng kỳ, mẫu lệ và bạch truật mỗi vị 5g.Đem sắc uống, uống trong ngày/ chia 3 lần..
14.Bài thuốc giúp bảo vệ gan và lợi mật
Hạ khô thảo Cam thảo, và bạch hoa xà thiệt thảo theo tỷ lệ 1:2:2.Đem sắc uống hằng ngày.Bài thuốc này thích hợp với người có chức năng gan kém, thường xuyên uống bia rượu và ăn đồ dầu mỡ.
7.Những lưu ý khi sử dụng:
Theo cho biết giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội dược liệu hạ khô thảo bắc, khác với hạ khô thảo nam (cải ma, cải trời) thuộc họ Cúc nên cần phân biệt
– Nên cẩn trọng khi sử dụng.cho những người sợ lạnh, lạnh trong người, ăn uống kém, bụng chướng, khó tiêu…
– Không nên dùng hạ khô thảo cho người Tỳ Vị hư yếu (theo Trung Dược Học).
– Không dùng cho người âm hư do thảo dược có khả năng kích thích dạ dày. Nếu dùng, thì cần gia thêm bạch truật và đảng sâm.
– Không nên dùng hạ khô thảo cho phụ nữ mang thai.
Hạ khô thảo là vị thuốc quý trong nền y học dân tộc, được ứng dụng và chữa rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, để dùng hiệu quả và tránh gây ra tác dụng phụ, người bệnh cần thăm khám và tham khảo ý kiến từ thầy thuốc chuyên môn./.
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung