Danh mục
Trang chủ >> Thuốc Tân dược >> Thuốc Kháng Sinh >> Một số thuốc kháng sinh họ Quinolon

Một số thuốc kháng sinh họ Quinolon

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,67 out of 5)
Loading...
5 Tháng Bảy, 2016 Thuốc Kháng Sinh 19,496 Lượt xem

Đây là nhóm thuốc kháng sinh tổng hợp và có tác dụng diệt khuẩn. Gồm các nhóm sau:

uong-thuoc-khang-viem10492820122012

  • Quinolon thế hệ I:

Còn gọi là Quinolon đường tiểu, thuốc đào thải nhanh, nồng độ trong máu thấp. Gồm: Nalidixic acid, Pipemedic acid, Oxolinic acid, Flumequin …

  • Quinolon thế hệ II:

Là Quinolon thế hệ I được fluor hóa nên được gọi là Fluoroquinolon. Gồm: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin, Pefloxacin, Sparfloxacin Levofloxacin …

  • Các chất tương tự:
  • Các chất tương tự Nalidixic acid: Acrosoxacin (Eracine, Winuron, Rosacin, Eradacil), Flumequine (Apurone, Flumural), Acid piromidic (Enterol, Enteromix, Pirodal, Uropir) …
  • Các dẫn xuất Quinolon khác: Fleroxacin (Quinodis, Megalocin), Grepafloxacin

(Rexar), Amifloxacin, Balofloxacin, Clinafloxacin

Đa số quinolon hấp thu tốt qua đường uống. Thải trừ chủ yếu qua thận, riêng Pefloxacin  thải trừ qua mật. Các Quinolon có hiệu lực hậu kháng sinh (postantibiotic effect-PAE): thuốc vẫn còn hiệu lực ức chế vi khuẩn sau khi nồng độ kháng sinh trong máu hạ thấp.

Tác dụng phụ đặc trưng của nhóm: mắc ói, chóng mặt, da nhạy cảm ánh sáng, đau gân gót, tổn thương sụn tiếp hợp …

Chỉ định khi sử dụng kháng sinh họ Quinolon

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm tuyến tiền liệt, acid nalixilic, norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin, tác dụng giống nhau, tương tự như trimethoprim – sulfamethoxazol
  • Bệnh lây theo đường tình dục:
  • Bệnh lậu: uống liều duy nhất ofloxacin hoặc ciprofloxacin . Nhuyễn hạ cam: 3 ngày ciprofloxacin
  • .Các viêm nhiễm vùng chậu hông: ofloxacin phối hợp với kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí (clindamycin, metronidazol)
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: do E. coli, S.typhi, viêm phúc mạc trên bệnh nhân phải làm thẩm phân nhiều lần.
  1. Nalidixic acid:

Thuốc thuộc nhóm Quinolon kháng khuẩn thế hệ thứ nhất. Một số biệt dược: Negram, Gramonex, Nevigram, Nagram … Chỉ định chính:

  •  Nhiễm khuẩn tiết niệu chưa biến chứng.
  • Lỵ trực trùng.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với nhóm Quinolon.
  • Suy thận, rối loạn tạo máu, thiếu máu
  • Động kinh, tăng áp lực nội sọ.
  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi, có thai.

2. Ciprofloxacin:

Kháng sinh nhóm Fluoroquinolon (Quinolon thế hệ thứ hai). Một số biệt dược: Ciflox, Ciprobay, Alciflox, Scanax.

Chỉ định:

b9

  • Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu, hô hấp, tiêu hóa …
  • Nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Dự phòng não mô cầu ở người suy giảm miễn dịch.
  • Không dùng khi mẫn cảm với Quinolon, có thai, cho bú, suy gan, thận. Một số thuốc tương tự:
  • Ofloxacin (Ofxacin, Floxacin, Oflocet …): chỉ định cho viêm phế quản nặng, viêm phổi, nhiễm Chlamydia cổ tử cung, niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn da và mô mềm, viêm đại tràng, viêm kết mạc, viêm mi mắt, sụn mi (dung dịch tra mắt) …
  • Norfloxacin (Norocin, APO-Norflox, Nor …): chỉ định chủ yếu là nhiễm trùng niệu và nhiễm trùng tiêu hóa: viêm bàng quang, viêm đài bể thận, viêm niệu đạo, nhiễm trùng tiểu tái phát, viêm dạ dày-ruột cấp tính.
  • Pefloxacin (Peflacine, Proflox …): chỉ định trong viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng cơ xương khớp, đường mật, nhiễm khuẩn nặng do gram(-) ở đường niệu, phụ khoa …

Xem thêm: Levofloxacin ; Efferalgan ; Omeprazol

Có thể bạn quan tâm

Thuốc kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Việc phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hay cho con bú sử dụng thuốc kháng sinh cần phải tìm hiểu thật kỹ những lợi ích và nguy cơ của thuốc gây ra với mẹ bầu và thai nhi.