Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ mực

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ mực

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
30 Tháng Ba, 2020 Thuốc đông Y 107 Lượt xem

Là loại cỏ mọc hoang, dễ tìm, khi giã nát ra thì có nước màu đen như mực. Tuy là loại cỏ dại nhưng cây cỏ mực lại được sử dụng nhiều trong các bài thuốc.

<center><em>Cây cỏ mực có nhiều công dụng với sức khỏe</em></center>

Cây cỏ mực có nhiều công dụng với sức khỏe

Công dụng của cây cỏ mực với sức khỏe

Từ xa xưa ông bà ta đã biết sử dụng loại cây cỏ mọc xung quanh để làm những vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, trong đó phải nhắc đến cây cỏ mực, một loại cây quen thuộc nhưng có nhiều công dụng với sức khỏe.

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết: Cỏ mực hay dân gian còn gọi cỏ nhọ nồi là loại cây hoang mọc khắp mọi nơi ở nước ta. Các nghiên cứu đã phát hiện thấy trong cỏ mực có các chất: saponin, tanin, chất đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A, vitamin K…  Vì vậy, cỏ mực có tác dụng cầm máu, diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, ức chế ung thư, dưỡng da, đen tóc.

Theo y học cổ truyền cỏ mực có vị ngọt, chua, vào 2 kinh Can và Thận có tác dụng bổ thận âm, lương huyết (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu), thanh can nhiệt, làm đen râu tóc,…Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, chảy máu cam…

Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay…

Cỏ mực trong một số bài thuốc

Chữa râu tóc bạc sớm, tóc rụng, chóng mặt hoa mắt do can thận âm hư tổn: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1 – 2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết, xanh đen râu tóc.

       Hoặc: cỏ mực 1 – 2kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với mật ong và bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300 – 1.000g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Sau đó viên thành viên nhỏ để uống. Mỗi lần uống 10g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng, có tác dụng bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối.

<center><em>Cây cỏ mực được sử dụng nhiều trong các bài thuốc</em></center>

Cây cỏ mực được sử dụng nhiều trong các bài thuốc

Vết thương nhỏ chảy máu: một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Chữa bệnh trĩ: Lấy 1 nắm cỏ mực ( bao gồm cả rễ, thân và lá) đem giã nát, vắt lấy nước cốt. Lấy một ly rượu nhỏ nấu lên cho nóng rồi cho nước cỏ mực vào hòa lẫn uống. Phần bã lấy đắp bên ngoài hậu môn mỗi khi búi trĩ bị sa ra ngoài.

 Chảy máu dạ dày – hành tá tràng: cỏ mực 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Trị chảy máu cam: cỏ mực 30g, lá sen 15g, sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần và uống liên tục trong 20 ngày.

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm hoặc mỗi ngày sắc 30g cỏ mực để uống.

Rong kinh: nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Dùng tưa lưỡi trẻ trên 1 tuổi: cỏ mực tươi 4g, lá hẹ tươi 2g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong và chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Chữa sỏi thận: lấy 25g cỏ mực đem nấu chung với 15g xa tiền thảo uống như nước trà nhiều lần trong ngày cho hết. Nếu quá khó uống có thể cho thêm chút đường để tạo vị ngọt. Dùng bài thuốc này liên tục sẽ làm tan các cục sỏi.

Chú ý: Bác sĩ YHCT giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM khuyến cáo: Chỉ dùng các bài thuốc từ cỏ mực khi bệnh nhẹ và rửa thật sạch trước khi dùng; phụ nữ có thai không dùng cỏ mực để uống; người đang bị tiêu chảy không nên uống, vì chất tanin trong cỏ mực có thể gây kích thích đường ruột khiến bệnh nhân bị tiêu chảy nặng hơn.

 

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …