Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Nhung hươu: Bí mật của dược liệu quý giúp tăng cường chức năng thận

Nhung hươu: Bí mật của dược liệu quý giúp tăng cường chức năng thận

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
10 Tháng Tư, 2023 Tin Tức Y dược 63 Lượt xem

Từ xa xưa, người ta đã biết dùng Nhung hươu để sinh tinh, ích dương bổ tủy, dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt rất công hiệu. Ngày nay, vị thuốc này còn có nhiều công dụng đa dạng hơn, đặc biệt là trong việc chữa trị bệnh.

Lộc nhung có từ con hươu đực

Bài viết sau của Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của Lộc nhung.

1. Giới thiệu về Nhung hươu:

Tên khác:  Hoàng mao nhung, Lộc nhung, Quan Lộc nhung,  …

Tên khoa học: Cornu Cervi pantotrichum- Cervidae. Thuộc họ Hươu

Nhung hươu hay (Lộc nhung ) chính là phần sừng còn non có lông nhung, chưa bị xương hóa của con Hươu đực.

2. Đặc điểm của loài động vật và thu hoạch

Con hươu thường cao 1m, thường sống từng đàn ở núi rừng. chủ yếu ăn cỏ, quả, nhất là lá non.

Có bộ Lông đẹp mịn, màu đỏ hồng trên thân có đốm trắng. Hươu là loài chân dài, nhỏ, 2 mắt to, dưới mắt có đốm đen đuôi ngắn, Chỉ con đực mới có sừng.

Sau 2 năm tuổi, con đực bắt đầu có sừng, nhưng từ 3 tuổi trở đi thì sừng hay nhung mới có giá trị cao .

Hàng năm, cuối mùa hạ, sừng hươu cũ sẽ rụng đi, sẽ lại mọc sừng khác xuân năm sau.

Vào tháng 2 – 3, Mùa nhung của hươu. Sừng non khi mới mọc rất mềm, dài 4 – 10 cm, sờ mát mịn như nhung. có phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt ở  mặt ngoài, bên trong chứa rất nhiều mạch máu.

3. Phân bố, Cách bào chế dược liệu

Nhung hươu có thể thu được từ săn bắt được tự nhiên hoặc nuôi.

Ở Việt Nam, việc nuôi con vật này chưa được phổ biến, chỉ có vài nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh có nhiều hộ nuôi, con đực cho nhung, con cái mỗi năm đẻ 1 lứa. Thức ăn nuôi nó bằng lá chuối, cây ngô non, lá tre, lá mót, dây khoai lang,   …

Chế biến:

Lựa chọn loại to, đỉnh tròn, chất non, lông nhỏ, da ngoài màu nâu hồng, trơn bóng sáng sủa là tốt.

Khi cặp nhung của Hươu đã đúng tuổi, thường vào khoảng tháng 2 – 3 người ta bắt trói 4 chân treo lên . Sau đó dùng cưa cắt lấy nhung, từ chỗ cắt đế lấy nhung 3 cm.

Để khỏi hại hươu. chỉ nên lấy có chừng mực, người ta dùng mực tàu trộn với than gỗ cho đều rồi bôi vào chỗ cưa thì máu cầm ngay để không cho chảy máu nữa, sau đó lấy vải gạc hay vải thường thật sạch bọc lấy để ruồi nhặng không bám vào sinh dòi bọ.

Cách 1: Ngâm với rượu một đêm với Đôi nhung vừa cắt,  hướng vết cắt lên trên không để cho chất tốt trong nhung ra hết vào rượu. Ngày sau, đem rang với cát nóng vừa, rồi để trong 1 cái ống ở giữa, vẫn để chỗ cắt lên phía trên, khi nguội thay cát, làm như vậy cho đến khi khô.

Cho nhung vào lọ có nắp kín , trong đó vôi chưa tôi có hoặc gạo rang để giữ cho khô ráo.

Cách 2: Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Chỉ đem tẩm rượu vào nhung rồi đem sấy khô, khô rồi lại tẩm rượu rồi sấy khô, cứ làm như vậy cho đến khi nhung khô kiệt.

Bảo quản:  nơi thoáng mát, khô ráo,

4. Thành phần hóa học

Trong Lộc nhung, có: 25 loại Acid Amin, Calci Carborat, Calci Phosphat, Protid, Polysacaride, chất keo, Oestrogen, Testosteron và 26 loại nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban, Kiềm…

Pavelenco (Liên Xô) lấy từ nhung hươu chế thành thuốc uống hoặc tiêm mang tên Pantocrin.

5. Công dụng

 * Y học cổ truyền

Vị ngọt, mặn, tính ôn.  Quy  kinh:  Can,  Thận, Tâm, Tâm bào.

Có Tác dụng:

– Bổ thận tráng dương, khỏe gân cốt, trừ nhọt độc, ích tinh huyết.

– Tác dụng trị liệt dương, tử cung lạnh, khó thụ thai. làm thuốc bổ

Bên cạnh đó còn chữa trị chóng mặt, tai ù, tai điếc, bệnh sợ lạnh, trẻ chậm liền thóp, gân xương mềm yếu, lưng gối đau lạnh, rong huyết, nhọt lâu ngày khó lành

* Y học hiện đại

– Lộc nhung có tác dụng làm bổ thận cường dương, giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, tăng cảm giác thèm ăn, và rối loạn chuyển hóa đạm…

– Tác dụng tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, giúp tim co bóp mạnh hơn, giúp nhịp tim đập chậm lại.

– Tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, số lượng hồng cầu tang lên, huyết sắc tố và tăng sinh các tế bào, bạch cầu, hồng cầu.

– Tác dụng chống lở loét.

– Có tác dụng giúp tăng ccan nhanh và tang chiều cao.

– Giúp tăng sự phục hồi xương gãy và giúp vết thương hở nhanh lành.

Cách dùng và liều dùng

Theo tin tức y dược lộc nhung chỉ tán nhỏ hòa uống riêng. không cho vào thuốc sắc,

Liều dùng  0,8 – 3 g.

Dược liệu không độc.

Tác dụng phụ thường gặp là da ửng đỏ, ngứa, rối loạn tiêu hóa, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài

Kiêng kỵ: không nên dùng ở các đối tượng đang sốt cao, phát sốt, dấu hiệu nhiễm trùng, bỗng nhiên bị tê dại… hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.

Lộc nhung chữa yếu sinh lý nam giới

6. Một số bài thuốc kinh nghiệm

1. Chữa trị liệt dương, hư yếu, da mặt không tươi, tiểu nhiều, chán ăn:

Lộc nhung 30-40 g. Ngâm rượu 7 ngày, uống dần, chỉ nên uống 10-20ml/ngày

Phần bã còn lại sau đó tán mịn thành viên để uống.

Hoặc Lộc nhung, sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8 g – 1,2 g với nước sắc Dâm dương hoắc 20 g

2. Chữa trị tinh huyết suy kiệt, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi,sắc mặt đen sạm

Đương quy, Lộc nhung (đều tẩy rượu). Lượng bằng nhau, tán bột.

Nấu thành cao cùng với thịt Ô mai, trộn thuốc bột làm hoàn.

Uống 8 – 12 g/ngày lúc đói với nước cơm.

3. Chữa trị huyết áp thấp

Cơ thể hư nhược, gầy gò, chân tay lạnh, sợ lạnh, liệt dương, đái đêm…

Lộc Nhung tươi tán thành bột, cho 0,4-1g vào trong một quả trứng gà hấp chín,

Nên ăn lúc đói vào buổi sáng.

7. Lưu ý khi sử dụng

Là một dược liệu bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, Tuy nhiên vẫn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề khi sử dụng.

– Người cao huyết áp, béo phì,

– Người mắc các bệnh ho đờm, viêm phế quản, có đàm thấp nhiều.

– Người bị nóng trong, gan nóng

– Người sốt, hay mất máu, hẹp van tim…

– Người đang bị tiêu chảy,đầy bụng, mắc các bệnh truyền nhiễm…

– Nếu dùng nhung hươu với những người đang bị viêm thận nặng có thể gây lở ngứa, ảnh hưởng sức khỏe

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Có thể thấy rằng, Nhung hươu là một vị thuốc quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe có tác dụng bổ trận tráng dương, bổ khí, sinh tinh…Lộc nhung là dược liệu trong tứ đại danh dược ( Sâm ,Nhung, Quế, Phụ). Đã được sử dụng từ rất lâu trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên nên trao đổi với người có chuyên môn để kiểm soát rủi ro và những tác dụng phụ của thuốc./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …