Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Dây vảy ốc – Vị thuốc quý từ thiên nhiên chữa trị đau nhức xương khớp và nhiều bệnh khác

Dây vảy ốc – Vị thuốc quý từ thiên nhiên chữa trị đau nhức xương khớp và nhiều bệnh khác

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
11 Tháng Tư, 2023 Tin Tức Y dược 189 Lượt xem

Dây vảy ốc mọc hoang nhiều nơi, thường mọc leo trên các cây cổ thụ, vách đá, mọc lan trên mặt tường, tạo thành “một tấm mành thiên nhiên” làm không gian thêm xanh mát. Dây vảy ốc ngoài chữa bệnh đau nhức xương khớp còn là vị thuốc quý trị nhiều bệnh…

Hãy cùng Giảng viên Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

Hình ảnh Dây vảy ốc cho vị thuốc đau nhức xương khớp

1. Đặc điểm chung cây Vẩy ốc:

Tên gọi khác: Sung Thằn Lằn, dây Thằn Lằn, cây Trâu Cổ ,Cơm lênh, Mộc liên…

Tên khoa học: Ficus pumila L. Họ Dâu tằm (Moraceae).

1.1. Mô tả thực vật:

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Là loại dây leo, có thể dài tới hàng chục mét. Vỏ thân xù xì, có đốt dài ngắn không đều, các rễ khí.từ đốt mọc ra. Thân có nhiều nhánh, càng dài thì nhánh càng nhiều và bò rộng khắp mặt. Cây có hai loại cành:.

+ Loại cành non: lá nhỏ nhìn giống như vảy ốc, nên có tên là “vảy ốc”. không mang hoa,

+ Loại cành đã trưởng thành: có lá to và dày, mang hoa.

Toàn cây có nhựa mủ trắng.

Lá đơn mọc sole quanh thân, lá giống vảy cá, có hình tròn nhỏ và có nhiều lông con trắng nên khi sờ thấy nhám, chính giữa có gân. Lá non mới mọc thường có màu đỏ tía và khi về già dần chuyển xanh đậm hơn, trên lá lộ rõ đường gân trắng.

Hoa nhiều, đơn tính, đế hoa lõm. Trên cây có cả hoa đực và hoa cái , hoa đực và túi mất trên cây đực, còn hoa cái tang trưởng trong hoa cái.

Quả: Quả của cây này rất ít, nhưng khi có quả thường quả tròn dài, có màu xanh mọc bên thân

Cái hay gọi là “quả” thực ra đó là “đế hoa”, hình dạng như trái vả, trái sung, dài chừng 4cm, đường kính 3cm. bên trong có nhiều hạt. Quả non có màu xanh, màu đỏ lúc chín, có nhiều nhựa mủ trắng. Mùa quả vào tháng 8-9.

1.2. Phân bố

Cây có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc hay Indonesia. Chúng rất hợp với khí hậu nóng ẩm nên sinh trưởng rất tốt phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam.

Cây nhờ có bộ rễ cọc phát triển mạnh, cho ra nhiều lá xanh mát có thể leo tường nên được người dân yêu thích. Cây được trồng ngoài làm cây cảnh, tạo không gian xanh, cây được trồng lấy thuốc để chữa bệnh

2. Bộ phận dùng làm thuốc:

Toàn cây, những chủ yếu là quả

3. Tác dụng của dây vảy ốc:

Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, tạo không gian xanh mát mẻ mà cây Vảy ốc còn có tác dụng trong y học.giúp chữa được nhiều bệnh.

Theo Đông y, Cây có vị ngọt, đắng, tính bình, quy vào kinh Tỳ vị.

Có Tác dụng thanh nhiệt bổ tỳ vị lợi thấp,

Quả có vị ngọt, tính mát, tác dụng tráng dương, lợi thấp, thông sữa. cố tinh,

Thân và rễ vị hơi đắng, tính bình, tác dụng khu phong, hoạt huyết, thanh huyết giải độc trị phong thấp.

có vị hơi chua chát, tính mát, tác dụng tiêu sưng giải độc.

Cành và lá vảy ốc: tính bình, Vị chua, Có tác dụng trừ phong, lợi thấp, hoạt huyết, giải độc. Dùng chữa trị phong thấp tê đau, tả lỵ, trật đả tổn thương, ung thũng sang tiết…

4. Những Bài thuốc kinh nghiệm từ dây vảy ốc

1. Chữa trị phong thấp, khớp xương đau nhức

Dây vảy ốc 8-15g, sắc uống.

2. Chữa đau lưng, mỏi gối: 

Theo tin tức y dược dùng dây vảy ốc tươi 60g, đem sắc với nửa nước nửa rượu, rồi pha thêm đường đỏ, uống ngày 1 thang.

3. Chữa trị di tinh, liệt dương: 

theo tài liệu: Những cây thuốc và vị thuốc VN của GS.TS Đỗ Tất Lợi.

Cành lá vảy ốc phơi khô 100g, đậu đen 50g, ngâm với 0,25 lít  rượu trong 10-15 ngày là dùng được.

Uống 10-30ml/ngày

4. Chữa trị di tinh, tim hồi hộp đập loạn nhịp, 

Quả vảy ốc (sao), bạch khiên ngưu tử , 2 vị đồng lượng nhau,

Đem tán thành bột mịn,  lần uống 6g/lần, chiêu thuốc bằng nước cơm.

5. Chữa trị đau nhức xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ giúp tiêu hóa: theo: Những cây thuốc và vị thuốc

Quả vảy ốc, thái nhỏ nấu lấy nước, bỏ bã, cô đặc thành cao.

Có thể dùng dây và lá của nó phơi khô nấu thành cao đặc. Ngày uống 5-10g

6. Chữa trị bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu ra máu

Dây vảy ốc 30g, cam thảo 3g, ngày 1 thang, sắc uống.

7. Chữa kiết lỵ: 

Cành lá vảy ốc, lá mơ lông, lá lốt, nụ sim, mỗi vi 10-15g, sắc uống.ngày 1 thang

8. Hỗ trợ chữa trị ung thư cổ tử cung

Dùng quả vảy ốc, bạch mao đằng, bán chi liên , xuân căn bì và thổ phục linh mỗi vị 15g,  hoàng bá , tri mẫu và sinh địa mỗi vị 12g. Đem sắc uống trong ngày.Mỗi ngày 1 thang – uống liên tục trong nhiều ngày

9. Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa: 

quả vẩy ốc  40g, bồ công anh và lá mua mỗi vị15g.

Sắc uống. có thể phối hợp lá bồ công anh giã nhỏ, cho ít dấm, chưng nóng đắp ngoài hay đem chườm.

10. Rượu bổ chữa di tinh liệt dương

Quả non,cành và lá dây vảy ốc phơi khô 100g, đậu đen 50g.

Đem Xay thô 2 vị thuốc, ngâm với 250ml rượu trắng trong 10 ngày là được. Ngày uống 10 – 30ml.

11. Thanh nhiệt giải khát:

Quả vảy ốc chín, rửa sạch, đem xay nát, cho vào túi vải, ép lấy nước.

cho đông nước lại như thạch; rồi thái sợi, thêm đường, nước đá và hương liệu vào uống.

**Món ăn bài thuốc có dây vảy ốc

1. Chữa sán khí: Dây vảy ốc đã già 30g, tam diệp, mộc thông căn 60g, sắc lấy nước, bỏ bã, cho một quả trứng gà vào nấu chín, ăn trứng uống nước thuốc, mỗi ngày 1 thang

2. Chữa phụ nữ sau sinh, sữa không thông:

Quả vảy ốc 7 trái,cũng với chân giò lợn 500g,

nấu chín nhừ nhỏ lửa cho đến khi chín, ăn chân giò và uống nước canh thuốc.

3. Chữa trẻ suy dinh dưỡng gầy yếu: Dây vảy ốc 30g, thịt gà 250g, nấu lên ăn.

4. Chữa quáng gà: Quả vảy ốc 5 quả, gan lợn 250, nấu ăn.

5. Lưu ý khi sử dụng:

–  Thận trọng khi dùng cho Phụ nữ có thai

– Không nên dùng cho người bị bệnh thất huyết, bệnh băng lậu.

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc và tính thẩm mỹ cao mà cây làm không gian thêm xanh mát. Dây Vảy ốc còn có tác dụng trong y học. chữa trị được một số bệnh và bào chế các bài thuốc từ món ăn chữa bệnh khác nhau: Giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: cải thiện tiêu hóa hiệu quả.Hỗ trợ điều trị liệt dương cho quý ông … Tuy nhiên để an toàn trong khi dùng, người dùng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn, tránh những rủi ro không đáng có./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …