Khi sắc đông y, thì việc lựa chọn một loại dụng cụ sắc thuốc đông y thích hợp đóng vai trò quan trọng, giúp tăng hiệu quả cao trong điều trị.
- Công dụng của lá sen và ngó sen trong Y học cổ truyền
- Công dụng chữa bệnh của cây rau dền trong y học cổ truyền
- Thầy thuốc tư vấn một số bài thuốc Y học cổ truyền từ quả bồ kết
Dụng cụ thích hợp trong sắc thuốc Đông y, y học cổ truyền
Những loại nên dùng để sắc thuốc y học cổ truyền
Khi thuốc đông y – y học cổ truyền, cần chọn một loại dụng cụ sắc thuốc đông y thích hợp mới có hiệu quả cao trong điều trị.
Dụng cụ có chất liệu sành: loại dụng cụ này là rất tốt, vì bản thân chất liệu sành là từ đất đã được nung ở nhiệt độ cao. Do đó đã loại được các nguyên tố vi lượng trong đất : Fe, Cu, Al… là những thành phần có khả năng tham gia vào các phản ứng hóa học với các hợp chất hữu cơ có trong các vị thuốc cổ truyền, làm giảm đi tác dụng của thuốc. Nhưng chúng có nhược điểm là thời gian đun để đạt tới độ sôi rất lâu, dễ nứt vỡ. Để tránh được các nhược điểm nói trên, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại ấm sành, cung cấp nhiệt từ điện năng, có bọc lớp bảo vệ bằng inox. Có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sắc thuốc.
Loại dụng cụ có chất liệu là inox, vừa đảm bảo được hoạt chất trong thang thuốc không bị oxy hóa, vừa tránh được các nhược điểm dễ bị nứt vỡ, đun lại nhanh sôi, tiết kiệm được nhiên liệu. Có thể dùng nồi, ấm inox; hoặc các dụng cụ có các bộ phận cung cấp nhiệt từ điện năng, có thể điều chỉnh nhiệt độ để sắc thuốc, sẽ cho hiệu quả cao.
Loại dụng cụ có chất liệu là thủy tinh chịu nhiệt, cũng thỏa mãn được các yêu cầu tốt như dụng cụ inox, nói trên.
Những loại không nên dùng để sắc thuốc
Loại dụng cụ có chất liệu nhôm, có thể sử dụng được cho việc sắc thuốc, đun nhanh sôi, không bị nứt vỡ. Tuy nhiên với những thang thuốc có các vị thuốc trong thành phần chứa các hợp chất flavonoid như hoa hòe, trắc bách diệp, trần bì… thì không nên dùng nồi nhôm.
Những dụng cụ có chất liệu đồng, gang, không được dùng để sắc thuốc cổ truyền. Vì dụng cụ bằng đồng sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất acid hữu cơ, hoặc các thành phần dễ bị oxy hóa… hoặc với dụng cụ bằng gang sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất tanin, polyphenol, mà đa số các dược liệu đều có.
Tóm lại, khi sắc thuốc cổ truyền, cần chọn một loại dụng cụ thích hợp mới có hiệu quả cao trong điều trị.
Không nên sắc thuốc đông y quá lâu nồng độ trong thuốc sẽ mất cân bằng
Không nên sắc thuốc đông y quá lâu
Theo bác sĩ YHCT giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: thuốc đông y có tác dụng loại trừ độc tố, thanh lọc, điều hòa cơ thể. Và sắc thuốc là quá trình giúp các có lợi trong thuốc được tiết ra, hòa tan với nhau. Nếu sắc quá lâu, nồng độ trong thuốc sẽ mất cân bằng thuốc đông y không chỉ giảm tác dụng mà còn bị đắng, khó uống.
Để sử dụng thuốc đông y một cách hiệu quả, bạn cần tuân thủ thời gian sắc thuốc theo tính chất của thuốc. Cụ thể, nếu là thuốc chữa bệnh thì trước tiên nên sắc khoảng 10-15 phút, sau đó đun nước thuốc thứ hai khoảng 10 phút. Nếu là thuốc bổ thì nên sắc khoảng từ 30-40 phút, sắc tiếp lần thứ hai từ 25-30 phút. Đối với các loại thuốc thông thường khác thì sắc lần đầu khoảng 20-25 phút, lần hai khoảng từ 15-20 phút. Sắc xong thuốc, bạn có thể lọc qua, bỏ cặn thuốc.
Lưu ý, một số vị thuốc như bạc hà, tía tô, hoắc hương dễ bay hơi nên trong khi sắc thuốc nên đậy kín. Các loại thảo dược có tác dụng giải nhiệt như kim ngân, hoa cúc, sa nhân đỏ, trầm hương cũng không nên sắc quá lâu mà nên hỏi bác sĩ về lượng thuốc cũng như thời gian sắc thuốc.
Những thành phần trong thuốc đông y có chứa saponin như tam thất, ngưu tất, cam thảo nếu chưa đun tới 100 độ C mà đã sôi thì vẫn nên đun tiếp, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả thuốc.