Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Tìm hiểu công dụng của vị thuốc Đông y Dây thìa canh

Tìm hiểu công dụng của vị thuốc Đông y Dây thìa canh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
10 Tháng Bảy, 2021 Thuốc đông Y 142 Lượt xem

Dây thìa canh là một trong những loại dược liệu quý được cha ông ta sử dụng từ xa xưa để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng của vị thuốc này như thế nào, mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dây thìa canh

Tìm hiểu dược liệu dây thìa canh

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, Dây thìa canh còn có các tên gọi khác như dây muối, lõa ti rừng. Tên khoa học của loại cây này là Gymnema sylvestre. Loại thảo dược này có các đặc điểm chính như sau:

Đặc điểm về hình thái

Loại thảo dược này có dạng dây leo với chiều cao khoảng 6 – 10 mét và có nhựa màu trắng. Thân dây có lỗ bì thưa, có lóng dài khoảng 8 – 12 cm với đường kính khoảng 3mm. Lá có kích thước chiều dài tầm 6 – 7cm, chiều rộng tầm 2,5 – 5cm. Lá có phiến bầu dục hoặc trứng ngược, có đầu nhọn, có mũi và gân phụ từ 4 – 6 cặp, cuống lá dài 5 – 8 mm.

Hoa của nó có màu vàng và xếp thành xim dạng tán ở nách lá. Hoa khá nhỏ, cao khoảng 8mm, rộng khoảng 12 – 25mm. Đài hoa có lông mịn và rìa lông, tràng hoa không có lông ở mặt ngoài, tràng phục khoảng 5 răng. Quả của loại thảo dược này có kích thước khoảng 5,5cm chiều dài, rộng ở nửa dưới. Hạt có hình dẹt và có lông mào dài 3cm.

Thành phần hóa học có trong dây thìa canh

Thành phần hóa học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4. Thành phần này có tên khoa học là Gymnema Sylvester, nó gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic. Ngoài ra trong dây thìa canh còn có nhiều thành phần khác, chẳng hạn như:

  • Flavone,
  • Anthraquinone,
  • Hentriacontane,
  • Pentatriacontane,
  • α và β- chlorophylls,
  • Phytin, resins,
  • D-quercitol,
  • Acid tartaric,
  • Acid formic,
  • Acid butyric, lupeol,…
  • Alcaloid trong dịch chiết của cây,
  • Peptide Guarin.

Đối tượng sử dụng dây thìa canh

Vị thuốc đông y Dây thìa canh này thích hợp với những đối tượng sau:

  • Người đang mắc bệnh tiểu đường.
  • Người bị tăng huyết áp, huyết áp cao.
  • Người bị thừa cân và có ý định giảm cân.
  • Người bị ngộ độc, rắn cắn.

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên cẩn trọng khi dùng bởi vì độ an toàn của dây thìa canh với đối tượng này chưa được kiểm nghiệm cụ thể.

Công dụng của dây thìa canh đối với sức khỏe

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, với những thành phần hóa học trên, dây thìa canh có những công dụng chính như sau:

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Thành phần acid gymnemic giúp sản sinh tế bào Beta ở tuyến tụy, tăng sản sinh Insulin và giúp cơ thể cân bằng đường huyết một cách tự nhiên. Đồng thời ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu, gây ức chế gan tân tạo Glucose vào máu, giảm đường huyết hiệu quả.

Hỗ trợ làm giảm lượng Cholesterol trong cơ thể

Một số nghiên cứu cho thấy thành phần Gymnemic có trong loài cây này có tác động lên chuyển hóa lipid, bài tiết cholesterol, LDL-c và triglyceride khá tốt. Nhờ đó giúp giảm được lượng mỡ thừa của cơ thể. Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp hoặc tai biến mạch máu não.

Hỗ trợ giảm cân

Một số nghiên cứu về loại cây này cũng đã chỉ ra rằng thành phần GS4 hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu và chất béo trung tính trong cơ thể. Dịch chiết từ cây này cũng sẽ làm giảm lượng glucose, lepin, insulin, LDH, apolipoprotein B… Thực tế cũng đã có nhiều người sau khi sử dụng cho biết cân nặng của họ được kiểm soát tốt hơn.

Giảm lipid trong máu

Không chỉ giảm cholesterol, dịch chiết từ dây thìa canh còn có khả năng chuyển hóa lipid và đào thải nó nhanh hơn qua phân. Nhờ vậy ngăn ngừa được tình trạng xơ vữa động mạch tốt hơn.

Một số công dụng khác

Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền cho biết, ngoài ra một số thành phần khác có trong dây thìa canh còn mang lại những công dụng như:

  • Chống độc, chủ yếu là độc khi bị rắn cắn.
  • Giúp tiêu hóa được dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức xương khớp, tê bại chân tay.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm mạch máu.
  • Làm mất đi vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc trong một vài giờ.

Đa số các loại thảo dược tự nhiên chưa được kiểm nghiệm một cách chính xác về công dụng cũng như mức độ hiệu quả chữa bệnh. Do đó, khi bị có biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên đi khám và được chỉ định điều trị bằng các cách hiệu quả hơn để bảo đảm an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …