Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Bật mí công dụng chữa bệnh hữu dụng từ cây Cát cánh

Bật mí công dụng chữa bệnh hữu dụng từ cây Cát cánh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
6 Tháng Mười Hai, 2017 Thuốc đông Y 450 Lượt xem

Cát cánh là một loại cây thuộc họ hoa chuông còn được gọi với tên khác là Bạch dược, Tề ni hay Lợi ni. Cát cánh được biết là một cây thuốc Đông y với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người.

Cát cánh là loại cây thường mọc hoang

Cát cánh là loại cây thường mọc hoang

Mô tả thông tin cần biết về cây Cát cánh

Cát cánh có tên khoa học là Platycodon grandiflorum (Jacq) ADC. var. glaucum Sieb. et Zucc. Cát cánh thường mọc hoang hay được trồng nhiều ở Trung Quốc, là dạng cây thảo sống lâu năm, thân cao 0,60m -0,90 m. Rễ củ nạc, màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống. Lá phía dưới hoặc mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to. Lá phía trên nhỏ, có khi mọc cách. Hoa mọc đơn độc hay thành bông thưa thường ra vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Dài màu lục, hình chuông rộng, mép có 5 thùy. Tràng hình chuông màu xanh tím hay trắng. Quả hình trứng ngược ra vào tháng 7-9.

Cát cánh và một số tác dụng dược lý

Cát cánh có một số tác dụng dược lý như Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm, an thần, giảm đau, giải nhiệt , chống loét dạ dầy, ức chế miễn dịch (Trung Dược Học). Tác dụng đối với huyết học, chống nấm, chuyển hóa lipid, nội tiết.

 Thành phần hóa học có trong cây Cát cánh

Về thành phần hóa học, dược sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Platycodin A, C, D (Konishi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26 (2): 668) Deapioplatycodin D , D3, 2”-O-Acetylplatycodin D2, 3”-O-Acetylplatycodin D2, Polygalacin D, D2, 2”-O-Acetylpolygalacin D, D2, 3”-O-Acetylpolygalacin D, D2, Methylplatyconate-A , Methyl 2-O- Methylplatyconate-A, Platiconic acid-A-Lactone (Ishii Hiroshi và cộng sự, Chem Soc , Perkin Trans I, 1984, (4): 661). Polygalin acid, Platycodigenin, a-Spinasterol, a-Spinasteryl, b-D-Glucoside, Stigmasterol, Betulin , Platycodonin, Platycogenic acid, A, B, C, Glucose (Chinese Hebra Medicine).

Cát cánh và một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Cát cánh được vận dụng vào vô số bài thuốc chữa bệnh

Cát cánh được vận dụng vào vô số bài thuốc chữa bệnh

  • Chữa ho suyễn có đàm: Cát cánh 60 g, tán nhuyễn thành bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uống lúc nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).
  • Trị họng sưng đau: Cát cánh 8 g, Cam thảo 4g. Sắc hoặc tán bột uống (Cát Cánh Thang – Thương Hàn Luận).
  • Chữa ngực đầy nhưng không đau: Cát cánh, Chỉ xác, hai vị bằng nhau, sắc với hai chén nước còn 1 chén, uống nóng (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
  • Trị thương hàn sinh ra chứng bụng đầy do âm dương không điều hòa: Cát cánh, Bán hạ, Trần bì mỗi thứ 12g, Gừng 5 lát, sắc với 2 chén rưỡi nước, còn 1 chén, uống nóng (Cát Cánh Bán Hạ Thang – Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
  • Chữa có thai mà ngực và bụng đau, đầy tức: Cát cánh 40 g, giã lấy nước 1 chén, sắc với 3 lát Gừng sống còn 6 phân, uống nóng (Thánh Huệ Phương).
  • Trị Phế ung, ho, ngực đầy, người như rét run, mạch Sác, họng khô không khát nước, lâu lâu nhổ bọt tanh hôi như đờm cháo: Cát cánh 40g, Cam thảo 80 g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia uống nhiều lần,lúc nóng. Buổi sáng uống thuốc mà buổi chiều nôn ra mủ, máu đặc là tốt (Cam Cát Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
  • Chữa hầu tý, họng viêm,họng sưng đau: Cát cánh 80 g, sắc với 3 thăng nước,còn 1 thăng, uống (Thiên Kim phương).
  • Trị bị đánh đập hoặc té ngã gây nên ứ huyết trong ruột, không tiêu lâu ngày, thỉnh thoảng vết thương bị động đau: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm (Trửu Hậu phương).
  • Chữa mắt đau do can phong thịnh: Cát cánh 1 thăng, Hắc khiên ngưu đầu nhỏ 120 g. Tán nhuyễn thành bột, làm hành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 40 viên với nước nóng,ngày 2 lần (Cát Cánh Hoàn – Bảo Mệnh Tập).
  • Trị răng sâu, răng sưng đau: Cát cánh, Ý dĩ nhân, 2 vị tán bột, uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
  • Chữa chân răng sưng đau, lợi răng loét: Cát cánh tán bột, trộn với nhục Táo làm thành viên, to bằng hạt Bồ kết, xong lấy bông bọc lại, ngâm thêm với nước Kinh giới (Kinh Nghiệm phương).
  • Trị cam ăn làm răng lở thối: Cát cánh, Hồi hương 2 vị bằng nhau, tán bột, xức vào (Vệ Sinh Giản Dị phương).
  • Chữa trẻ nhỏ khóc đêm, khóc không ra hơi gần chết: Cát cánh đốt, tán bột 12 g, uống với nước cơm, cần uống thêm 1 ít Xạ hương (Bị Cấp phương).
  • Trị cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Dùng bôi vào chân răng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa mũi chảy máu: Cát cánh, tán bột. Mỗi lầnuống 1 muỗng canh với nước, ngày 4 lần (Phổ Tế Phương).
  • Trị trúng độc, tiêu ra phân như gan gà, ngày đêm ra hàng chậu: Khổ Cát cánh tán bột. Ngày 3 lần, mỗi lần 12g với rượu, liên tục 7 ngày, xong ăn gan heo,phổi heo để bồi dưỡng(Cổ Kim Lục Nghiệm phương).
  • Chữa phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 160g, Hồng đằng 340g, Ý dĩ nhân 32g, Ngư tinh thảo 340g, Tử hoa địa đinh 32g. Chế thành rượu chừng 450ml [mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần] (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ho nhiệt, đàm dẻo đặc: Cát cánh 8g, Tỳ bà diệp 12 g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2-4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ho hàn đàm lỏng: Cát cánh 8g, Hạnh nhân, Tử tô mỗi thứ 12g, Bạc hà 4g, sắc uống liên tục 4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa amidal viêm: Cát cánh 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều mỗi thứ 12 g, Sinh Cam thảo 4g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ngực đau tức nơi tuổi gìa: Cát cánh 12g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 12 g, Hương phụ 12g, Đương quy 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 4g, Bạch mao căn 40 g, Ngư tinh thảo 8g, Cam thảo (sống) 4g, Ý dĩ nhân 20g, Đông qua nhân 24 g, Bối mẫu 8g, Ngân hoa đằng 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM khuyến cáo rằng Âm hư ho lâu ngày và có khuynh hướng ho ra máu đều không nên dùng. Âm hư hỏa nghịch không có phong hàn ở phế cấm dùng. Ghét bạch cập, Long đờm thảo, Kỵ thịt heo. Trần bì làm sứ càng tốt. Không có phong hàn bế tắc ở Phế, khí nghịch lên , âm hư hỏa vượng, lao tổn, ho suyễn: không nên dùng cây Cát cánh để chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …