Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Rau đắng và một số bài thuốc chữa bệnh ít người biết đến

Rau đắng và một số bài thuốc chữa bệnh ít người biết đến

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
4 Tháng Mười Hai, 2017 Thuốc đông Y 505 Lượt xem

Rau đắng còn được gọi với tên khác là Cây càng tôm hay biển súc, đây là một loại rau được dùng trong nhiều món ăn khác nhau. Ngoài ra Rau đắng còn được biết đến là một cây thuốc Đông y với nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích.

Rau đắng là một loại rau thông dụng trong nhiều bữa ăn

Rau đắng là một loại rau thông dụng trong nhiều bữa ăn

Sơ lược thông tin cần biết về Rau đắng

Rau đắng là một loại cây thảo mọc bò trên mặt đất, có tên khoa học là Polygonum aviculare L; cây thuộc họ Rau răm Polygonaceae. Rau đắng có Lá nhỏ hẹp,mọc so le có bẹ chia. Phiến lá dài 1,5 – 2 cm rộng 4cm. Hoa nhỏ màu hồng tím mọc tụ từ 1 – 5, thường từ 3 – 4 hoa mọc kề cạnh lá. Quả có 3 cạnh chứa một hạt đậu đen. Mùa hoa từ tháng 5 – 6 dương lịch và cả mùa hè. Cũng có nơi gieo hạt trồng làm thuốc và rau ăn. Rau đắng mọc hoang ở những vùng đất có độ ẩm ướt vừa, hoặc đất pha cát ướt như ven dọc bờ biển miền Trung, nhất là các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.

Theo Đông y, Rau đắng có tính bình, không độc, có vị đắng đặc trưng có tác dụng sát trùng, lợi tiểu, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, lâm bệnh, ác thương. Dân gian thường dùng Rau đắng làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu buốt, chữa rắn cắn, sỏi thận, giải độc, mụn nhọt , vàng da. Rau đắng làm mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, nhuận tràng; dùng trong trường hợp nóng nảy trong người làm lở miệng , viêm nha chu, chảy máu răng; dùng lá rau đắng xông hơi trị ho cảm và Viêm phổi; nước rau đắng uống nhiều lần trong ngày trị ngừa sạn thận và sỏi mật…

Tác dụng dược lý của cây Rau đắng

Các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết những người có cơ địa béo bệu, có bệnh lý vữa xơ động mạch (tăng cholesterol, Triglycerid máu), huyết áp cao , có đái khó, đái buốt, tăng cường hô hấp việc phải ăn rau đắng thường xuyên là rất tốt. Chế phẩm rau đắng mang tên Avicularen, dịch chiết suất từ rau đắng với cồn 70 độ và bả của rau đắng sau khi chiết, là thuốc rất quý dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ đạt kết quả tốt đến 60 %.

Rau đắng và một số thành phần hóa học

Trong rau đắng có 0,35 % chất tanin, 900 mg Vitamin C ở rau đắng khô, 39 % carôten; Flavonozit avicularin; khi (thủy phân avicularin sẽ cho quercetin và L. arabinozo) Anthraglycozit. Ngoài ra còn có đường tinh dầu, nhựa , sáp. Độ tro 2,44 %.

Một vài đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Rau đắng

Rau đắng thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt

Rau đắng thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt

  1. Chữa tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu ra sỏi cạn. Ngày uống 12 g rau đắng phơi hay sấy khô dưới dạng thuốc sắc.
  2. Chữa viêm đường niệu: Tiểu buốt, tiểu khó thể thấp nhiệt dùng bài Độc vị Rau đắng 20 g sắc lấy nước uống hoặc cùng dùng với Xa tiền thảo, Thạch vỹ đều 12g, Cam thảo 6g sắc lấy nước uống. Trường hợp tiểu có máu, phối hợp với Tiểu kế, Bồ hoàng, Bạch mao căn, có sạn gia thêm Kim tiền thảo.
  3. Trị viêm bàng quang, viêm đường tiểu tiện, tiểu buốt. Rau đắng khô 12 g, hoạt thạch 10 g, mộc thông 5 g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8 g, nước ba bát, sắc còn một bát. Chia 3 lần uống trong ngày.
  4. Chữa ngứa ngoài da, âm đạo trùng roi: Rau đắng tươi 250 g cho vào 1500ml nước sắc rửa .
  5. Trị giun móc: Rau đắng 40 g sắc đặc ngày 1 thang uống trong 3 ngày liền.
  6. Chữa giun chui ống mật: Rau đắng 40g, giấm lâu năm 120 g, gia nước 3 chén còn 1 chén chia 2 lần uống.
  7. Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Rau đắng 16 g, Xa tiền tử 12g, Tiên hạc thảo 16 g, sắc lấy nước uống trị tiêu chảy do thấp nhiệt. Rau đắng chế thành xirô hàm lượng 1 ml có 1g thuốc, mỗi lần uống 50ml, ngày uống 2 – 3 lần. Tác giả theo dõi 108 bệnh nhân, khỏi 104 ca, thời gian hết sốt bình quân 1 ngày, hết đau bụng 4 ngày, phân bình thường sau 5 ngày. Sau khi xuất viện 36 ca bệnh nhân được theo dõi 1 – 12 tháng, có 2 ca tái phát tiếp tục trị khỏi. Thời gian uống thuốc không có phản ứng phụ nào (Báo cáo của Bệnh viện số 1, trực thuộc Viện Y học Hồ bắc, tờ Thông tin Trung thảo dược 1972,3:24).
  8. Chữa tiểu đục, tiểu ra dưỡng trấp: Rau đắng cả rễ, hợp với Sinh khương, Trứng gà, nấu ăn (Thực Dụng Trung Y Học).
  9. Trị giun chui ống mật: Biển súc 30 g, giấm lâu năm 90g, trộn 3 chén nước, sắc còn 1 chén, chia làm 2 lần uống
  10. Chữa đau răng: Mỗi ngày dùng Biển súc 50 g – 100 g sắc nước chia 2 lần uống trị 81 ca, khỏi 80 ca sau khi uống thuốc 2 – 3 ngày (Báo Trung y Thiểm tây 1986,1:28). Ngoài ra có tác giả báo cáo dùng Biển súc 40g – 80 g tươi, gia trứng gà mấy cái, gừng tươi vừa đủ sắc uống trong ngày 1 lần trong 20 ngày.

Bên trên là một số bài thuốc chữa bệnh cũng như thông tin của cây Rau đắng do các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM chia sẻ, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn đọc bổ sung được những kiến thức y học có ích cho bản thân cũng như hiểu rõ hơn mà những lợi ích mà cây Rau đắng mang lại với sức khỏe con người.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …