Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Thầy thuốc nói về công dụng của cây lá lốt trong y học cổ truyền

Thầy thuốc nói về công dụng của cây lá lốt trong y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
10 Tháng Một, 2020 Thuốc đông Y 141 Lượt xem

Lá lốt là một loại cây quen thuộc đối với người Việt Nam, không chỉ được sử dụng làm gia vị mà lá lốt còn có nhiều công dụng trị bệnh hữu ích.

Thầy thuốc nói về công dụng của cây lá lốt trong y học cổ truyền

Thầy thuốc nói về công dụng của cây lá lốt trong y học cổ truyền

Đặc điểm của cây lá lốt

Các Dược sĩ tư vấn cho biết, cây lá lốt còn có tên khoa học Piper lolot C.DC, là một loại cây thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Lá lốt là loại cây mềm mọc hoang ở những nơi ẩm thấp trong rừng núi, loại cây này cũng được nhiều nơi trồng để dùng làm gia vị và làm thuốc, cây cho lá hái quanh năm, có thể dùng cả thân, hoa, hay rễ cây lá lốt để làm thuốc.

Các thầy thuốc y học cổ truyền cho biết, lá lốt trong y học cổ truyền có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Lá lốt được dùng để chữa nhiều bệnh như nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau; chữa nhức đầu; chữa đau răng; chữa đại tiện lỏng ra nước…

Công dụng trị bệnh của lá lốt trong y học cổ truyền

Ngoài công dụng làm gia vị nấu ăn, lá lốt còn được sử dụng như một vị thuốc Đông y trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt:

Bài 1: bạn lấy khoảng 5-10g lá lốt phơi khô, nếu lá tươi thì bạn lấy khoảng 15 – 30g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho bài thuốc này bao gồm: lá lốt và rễ các cây bưởi bung; cỏ xước, vòi voi. Tất cả dùng khi còn tươi, thái mỏng các vị thuốc này rồi đem đi sao cho vàng, liều lượng bằng nhau (mỗi loại lấy khoảng 15g khô). Sau đó bạn đem đi sắc với khoảng 600ml nước, còn 200ml nước thì chia ra uống 3 lần trong ngày.

Bài 3: Các vị thuốc bạn cần chuẩn bị bao gồm: Lá lốt 20g, gai tầm xoong 16g, thiên niên kiện 12g, tất cả các vị thuốc này bạn đem sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống trong ngày.

Để chữa đau nhức xương khớp bạn có thể áp dụng một trong các bài thuốc trên, sắc uống liên tục trong khoảng 7 – 8 ngày sẽ có tác dụng hiệu quả.

  • Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân:

Cách thực hiện như sau: Bạn dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.

Công dụng chữa bệnh của cây lá lốt

Công dụng chữa bệnh của cây lá lốt

  • Chữa bệnh phụ khoa (với các trường hợp viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư):

Cách thực hiện như sau: Bạn lấy các vị thuốc: lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, sau đó đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút thì bạn chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào âm đạo, có thể xông nhiều lần.

  • Chữa lỵ:

Cách thực hiện như sau: Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống.

  • Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay:

Theo kinh nghiệm của người dân tộc Mường, có thể chữa tổ đỉa ở bàn tay bằng cách: lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.

Trên đây là một số công dụng của lá lốt trong y học cổ truyền, bạn có thể tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi áp dụng các bài thuốc này.

Nguồn: Sức khỏe đời sống.

Thuocviet.edu.vn tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …