Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Sâm thử: Đặc sản đãi khách quý của người dân Quảng Nam, Đại bổ cho sức khỏe

Sâm thử: Đặc sản đãi khách quý của người dân Quảng Nam, Đại bổ cho sức khỏe

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
15 Tháng Sáu, 2023 Thuốc đông Y 167 Lượt xem

Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm, là 1 trong 7 món mà Thái Hậu đời nhà Thanh Từ Hy dùng để chiêu đãi khách quý được nhà văn Vũ Bằng mô tả rất ngon bổ. Không biết món Sâm thử có từ bao giờ, nhưng giờ đây, món sâm thử cao sang ấy được bà con Xê Đăng dưới chân đỉnh núi Ngọc Linh làm thức ăn quen thuộc hàng ngày.

Hãy cùng Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM – Giảng viên trường Cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu về món ăn quý tộc này nhé!

Những chú chuột rừng, chuột đồng được bắt về nuôi bằng dược liệu quý để tạo ra món sâm thử

1.Món ăn quý tộc đời nhà Thanh

Để làm món sâm thử, chuột bắt về từ rừng, từ đồng ruộng chúng ăn lúa ngon nên da thịt ngon lành, sạch sẽ hơn chuột ở các nơi khác. Rồi được nuôi bằng ngũ cốc, nhân sâm và nhiều vị thuốc tráng dương khác. Những con chuột này được nuôi tới khi chúng đẻ con, chuột con mới đẻ đem nuôi và cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi chúng đẻ ra con thì những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức như vậy cho đến đời thứ 3.

Khi chuột được sinh ra đến đời thứ 3 thì người ta mới đưa vào thưởng thức. “Thập Toàn Ðại Bổ” chính thực là đây. Những con chuột bao tử của thế hệ mới nầy được lấy ra ăn và ăn như thế tức là ăn tất cả cái tinh hoa, khôn ngoan, nhạy bén của giống chuột cộng với tất cả tinh chất, có tác dụng tráng dương bổ thận, cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh… của cây sâm vốn được y học phương Ðông xem như thần dược

Để thưởng thức món Sâm thử, dùng một chiếc bát đựng mật ong, nhân sâm và các vị thuốc bổ thận, từng chú chuột được đầu bếp nhúng vào, chờ đến khi chuột uống mật ong trong bát đầy bụng thì sẽ bày lên một chiếc đĩa ngọc và dâng lên. Thịt chúng lúc này vừa thơm ngon, mềm vừa đọng lại sự tinh túy của các dược liệu và nhân sâm nên được coi là “thập toàn đại bổ”. Các thực khách khi thưởng thức món ăn này, sẽ đưa thẳng chú chuột non còn sống lên miệng và nhai. Khi nhai có thể nghe thấy tiếng chuột kêu chít chít nếu ai tinh ý để ý sẽ thấy, và còn cảm nhận được ngọ nguậy chiếc đuôi chuột đang trong miệng.

Một sứ thần người Tây Ban Nha tham dự bữa tiệc Xuân Canh Tý 1874, trong cuốn tự truyện ông kể lại món ăn do Từ Hy Thái Hậu chiêu đãi, khi món sâm thử được đưa lên, thực khách phương Tây hầu hết đều không dám đụng đũa. Dù đã được bà Thái Hậu ăn thử và mời mọc, nhưng các sứ thần phương Tây không một ai dám đụng đũa vì họ đều không phân định được rằng việc ăn món sâm thử này có phải là văn minh hay không. Nhưng tất cả họ đều đồng tình rằng món ăn này không nơi nào trên thế giới có thể cầu kỳ và kinh dị sánh ngang.

Theo ông Nguyễn Xuân Hướng nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam, Bác sĩ – thầy thuốc nhân dân, cho biết: Theo y dược cổ truyền, thịt sâm thử có vị ngọt chát, tính hơi ấm, không độc, tác dụng hàn thương, liền xương… Nó được dùng chữa trị cam tích trẻ em, cơ thể suy nhược, các vết thương, gãy xương, đau lưng, nhức mỏi, vết bỏng,. Việc ăn chuột bao tử, thông tin cho rằng nó giúp cường dương, tăng cường sinh lý quý ông. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng thực điều đó. Có thể dựa vào những công dụng của sâm thử mà suy đoán ra rằng nó có lợi cho chuyện chăn gối của phái mạnh.

Nhưng giới khoa học phải công nhận: Sâm Thử có tác dụng bồi bổ cho lục phũ ngũ tạng, giúp bổ tì, vị, sáng mắt, là món ăn cực kỳ vương giả.

2.Chuột rừng “quý tộc” chỉ chuyên ăn sâm

Tại vùng sâm Ngọc Linh của bà con Xê Đăng – dưới chân núi Ngọc Linh – Quảng Nam, Sâm được bí mật trồng trong rừng và được bảo vệ rất nghiêm ngặt, để vào được vườn sâm cũng không phải dễ, và không phải ai muốn vào cũng được. Bởi đường đi lại cách trở và có nhiều loại chông bẩy giăng mắc khắp nơi, đề phòng kẻ gian, hiểm nguy rập rình, chỉ cần sơ sẩy là tính mạng khó bảo toàn nếu không có người dân địa phương dẫn đường.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, các già làng vùng núi này cho biết, khi vị thuốc Đông Y sâm Ngọc Linh còn là cây thuốc dấu của bà con Xê Đăng mọc dày đặc trong rừng, lũ chuột ban đêm thường mò đi tìm kiếm và ăn 1 loại hạt của cây sâm này còn gọi là hạt lửa.

Hạt sâm Ngọc Linh màu đỏ – loại thức ăn loài chuột núi này rất ưa thích

Ông Hồ Văn Lôi già làng kể: bọn chuột rừng thích ăn loại hạt này vì hạt có màu đỏ chót nên bà con gọi là hạt lửa. Lũ chuột rừng chỉ săn lùng tìm ăn cả củ cây hạt lửa và không thèm ăn loại cây nào khác”, Theo ông, loài chuột núi Ngọc Linh hồi đó nhiều vô kể nên trai tráng trong làng, cứ rảnh việc nương rẫy là lên rừng bẫy chuột về làm thức ăn, con nào cũng to và thịt thơm ngon.

Loại hạt lửa là món khoái khẩu của lũ chuột này chính là hạt sâm Ngọc Linh. Sau khi cây sâm Ngọc Linh tự nhiên trong rừng bị khai thác tận diệt, người Xê Đăng đã bí mật trồng loại sâm này trong rừng sâu, vì vậy vẫn còn nguồn thức ăn lũ chuột rừng “quí tộc”.

ở Trà Linh, Các thợ săn chuột “quý tộc” nói: Bà con trên này, mỗi khi gia đình vào rừng sâm đều tìm cách bẫy chúng để bảo vệ sâm và làm thức ăn hàng ngày. Thịt chuột ở núi Ngọc Linh là loại thịt ngon nhất trong các loại thịt thú rừng. Chuột bắt được bà con đều để lại ăn hoặc đãi khách quý chứ không bán.

Món chuột núi (Sâm thử) ở vùng núi Ngọc Linh

3. Nỗi lo âu của những Đại gia sâm Ngọc Linh

Việc bảo vệ vườn sâm khỏi bị chuột rừng phá hoại là vô cùng khó khăn. Một Trạm Sâm giống ngay đầu con dốc dựng đứng dẫn vào làng trồng sâm nóc Tắc Ngo, xã Trà Linh. Ta bắt gặp anh nhân viên trại sâm giống Hồ Văn Toán, vẫn chưa hết buồn ngủ sau một đêm thức trắng để săn đuổi chuột phá hoại vườn sâm giống. Anh lắc đầu kể: Cái lũ chuột rừng này rất lạ, chúng chỉ ăn duy nhất sâm Ngọc Linh. Chúng ăn từ hạt, thân đến cả củ, ngoài ra không thèm ăn bất kỳ loại nào khác. Vì vậy, việc bảo vệ vườn sâm khỏi lũ chuột rừng “quý tộc” này là vô cùng khó khăn.

Trai tráng Xê Đăng lên rừng Sâm đặt bẫy và săn chuột rừng làm thức ăn hàng ngày

Ông Hồ Văn Du, Đại gia vùng Sâm, người có hàng chục nghìn gốc sâm nhiều năm tuổi, cho hay: chỉ cần lơ là không lo bảo vệ là mất tiền tỷ như chơi. Nạn con người trộm sâm không đáng lo bằng lũ chuột núi ăn sâm này.

ông Du kể: Có những vườn sâm đến ngày thu hoạch chỉ trong một đêm hoặc một lần lơ là, chúng có thể xơi gần hết. Cây sâm Ngọc Linh trồng nhiều năm mới được thu hoạch, nhưng bị chúng cắn phá gây thiệt hại cả chục triệu đồng/củ. Đặc biệt, hoa và hạt sâm dùng để nhân giống nếu bị chúng ăn thì không còn hạt để ươm cây giống.

Không chỉ có các đại gia trồng sâm khóc méo mặt vì lũ “quí tộc” chuột này, mà có nhiều thầy cô giáo lên dạy học tại nơi đây, trồng sâm trong rừng rồi gửi nhờ bà con chăm sóc cũng rơi nước mắt vì chỉ một đêm lũ chuột “quý tộc” này ăn sạch từ củ đến thân khi vườn sâm đã đến năm thứ 7 chờ thu hoạch.

Thầy giáo Nguyễn N. kể: hơn 15 năm cách đây, đã đầu tư trồng một vườn sâm trong núi, đến khi thu hoạch chẳng còn được bao nhiêu vì lũ chuột ăn sạch. Cũng may, số sâm thu được đem bán tính ra cũng đủ chi phí ban đầu.

Đây loài chuột rừng tinh khôn này, bà con Xê Đăng nơi đây đã bắt chúng bằng cách làm những cái bẫy rất đơn giản ở hốc đá, gốc cây chuột hay lưu trú. Khi chúng đi qua vướng vào bẫy hòn đá rơi xuống đè lên con nó. Ban đầu đặt bẫy còn dính, nhưng dần dần chúng biết né tránh, hiệu quả không cao, cần phải có những loại thuốc vi sinh để diệt chuột bảo vệ sâm. Nếu dùng thuốc để bẫy chuột thì bà con lại mất đi nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, ông Du cho biết.

Ông Hồ Văn Du – một đại gia Sâm vùng núi Ngọc Linh

Hiện nay Sâm Ngọc Linh được xem là “Quốc bảo” của Việt Nam, là một trong những loại Sâm đại bổ cho sức khỏe, tốt nhất trên thế giới đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và xác nhận. Vì vậy, tại Ngọc Linh đang được các chủ vườn sâm hàng trăm tỷ đồng đề xuất phương pháp tiêu diệt chuột bằng các loại thuốc sinh học để bảo vệ vườn sâm quý hiếm. Sâm Ngọc Linh có giá trị lớn, đắt như vàng. Nhưng thịt chuột “quý tộc” này, với bà con là món ăn dân dã hàng ngày đại bổ cho sức khỏe không thể thiếu. Vì vậy, để vừa bảo vệ Sâm “Quốc bảo” lại vừa gìn giữ món ăn dân dã từ loài chuột quý tộc này, bà con chỉ nên đặt bẫy để bắt”./.

Nguồn: thuocviet.edu.vn – DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …