Danh mục
Trang chủ >> Thuốc Tân dược >> Thuốc Kháng Sinh >> Bảng phân loại các thuốc kháng sinh

Bảng phân loại các thuốc kháng sinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 3,67 out of 5)
Loading...
5 Tháng Bảy, 2016 Thuốc Kháng Sinh 69,032 Lượt xem

Kháng sinh là những hợp chất hóa học – không kể nguồn gốc – có tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá thiết yếu của vi sinh vật. Với liều điều trị, thuốc kháng sinh có thể kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

thuoc-nhuan-trang

Có nhiều cách phân loại kháng sinh:

  1. Dựa vào cơ chế tác dụng:

  • Kìm khuẩn: Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Bao gồm: Clindamycin, Tetracyclin, Ethambutol, Erythromycin, Azithromycin, Cloramphenicol, Cotrimoxazol …
  • Diệt khuẩn: kháng sinh có tác dụng phá huỷ cấu trúc vi sinh vật gây bệnh. Gồm Penicillin, Cephalosporin, Aminoglycosid, Metronidazol, Rifampicin, Pyrazinamid, Ciprofloxacin, Nystatin …
  1. Dựa vào nguồn gốc:

  • Tự nhiên: Gentamycin, Clindamycin, Erythromycin …
  • Bán tổng hợp: Amikacin, Spectinomycin,
  • Tổng hợp: Azithromycin, Clarithromycin, Quinolon, Cephalosporin, Sulfamid …
  1. Dựa vào hoạt chất:
  • Họ -Lactam: Penicillin, Cephalosporin …
  • Họ Cyclin: Tetracyclin, Doxycyclin …
  • Họ Phenicol: Chloramphenicol, Thiophenicol …
  • Họ Macrolid: Erythromycin, Spiramycin, Roxithromycin, Clarithromycin…
  •  Họ Lincosamid: Lincomycin, Clindamycin …
  • Họ Aminoglycosid: Streptomycin, Amikacin, Gentamycin, Kanamycin …
  • Họ Quinolon: Acid Nalidixid, Ciprofloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin …
  •  Họ Sulfamid: Sufaguanidin, Cotrimoxazol …
  • Họ Polypeptid: Polymycin B, Colistin, Bacitracin, Tyrothricin …
  • Họ Polyene: Nystatin, Amphotericin B, Natamycin …
  • Họ Glycopeptid: Vancomycin, Teicoplanin …
  •  Họ Azol: Metronidazol, Tinidazol, Mebendazol, Albendazol, Fluconazol …
  • Các thuốc khác: Spectinomycin …
  1. Dựa vào tác nhân gây bệnh:

  • Nhóm kháng khuẩn: PNC, Aminosid, Cyclin …
  • Nhóm kháng nấm: Nystatin, Griseofulvin, Ketoconazol …
  • Nhóm kháng lao: Rifampicin, Ethambutol, Isoniazid, Pyrazinamid …
  • Nhóm kháng phong: Rifampicin, Sulfones, Dapson, Clofazimine …
  • Nhóm kháng virus: Amatadine, Zidovudine, Zovirac …

Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh 

  1. Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn:

Phải chắc chắn có nhiễm khuẩn mới dùng kháng sinh.

Cần phân biệt nhiễm vi khuẩn với nhiễm siêu vi vì kháng sinh không có hiệu quả đối với virus. Để xác định nhiễm khuẩn cần dựa vào kết quả kháng sinh đồ.

Các xét nghiệm thường cho kết quả tin cậy nhưng không phải bao giờ cũng có điều kiện để làm. Trường hợp không làm được kháng sinh đồ có thể dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng.

  1. Chọn đúng kháng sinh:

Hạn chế dùng kháng sinh phổ rộng hoặc phối hợp nhiều kháng sinh.

Trước khi điều trị cần xác định đúng tác nhân gây bệnh để chọn một kháng sinh tốt nhất.

Lựa chọn kháng sinh dựa vào các cơ sở sau:

  1. Chọn dạng thuốc phù hợp:

Dựa vào tình trạng bệnh, cơ địa người bệnh, vị trí nhiễm khuẩn … để chọn dạng phù hợp.

Hạn chế dùng kháng sinh tại chỗ, nhiễm khuẩn ngoài da nên ưu tiên dùng thuốc sát khuẩn.

  1. Sử dụng đúng liều lượng:

Dùng liều thấp không đủ nồng độ thuốc trong máu để đảm bảo hiệu lực. Dùng liều cao có nguy cơ xảy ra ngộ độc.

Tính liều theo cân nặng, tuổi, diện tích da. Với những thuốc có cửa sổ điều trị hẹp nên áp dụng theo cách tính diện tích da.

lam-dung-thuoc-khang-sinh

  1. Dùng đúng thời gian quy định:

Nguyên tắc chung là dùng đến khi sạch vi trùng.

Ơ người bình thường, thời gian cần thiết để kháng sinh phát huy tác dụng và có đáp ứng trên lâm sàng là 2 ngày.

Lưu ý rằng thời gian từ lúc “sạch lâm sàng” đến khi “sạch xét nghiệm” khoảng 3-5 ngày đối với người bình thường. Vì vậy kháng sinh phải dùng tối thiểu là 5 – 7 ngày.

Nếu không đáp ứng phải đổi kháng sinh khác sau 2 ngày điều trị.

Xem thêm: Levofloxacin ; Efferalgan ; Omeprazol ; Ciprofloxacin

Có thể bạn quan tâm

Thuốc kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Việc phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hay cho con bú sử dụng thuốc kháng sinh cần phải tìm hiểu thật kỹ những lợi ích và nguy cơ của thuốc gây ra với mẹ bầu và thai nhi.