Viêm loét dạ dày là một căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng những bài thuốc Đông y đã mang lại kết quả rất khả quan.
- Hướng dẫn cách xử lý hiệu quả khi cơ thể bị dị ứng thuốc kháng sinh
- Tác hại khôn lường của việc lạm dụng thuốc giảm đau
- Thuốc việt cảnh báo những tác hại của việc lạm dụng thuốc bổ.
Bệnh viêm loét dạ dày gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Theo thống kê bởi tin tức Y dược, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao nhất thế giới chiếm 60% dân số trong đó 80% là ở thành thị, bệnh do vi khuẩn Helicobacter pylori gây tổn thương loét tại niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Tổn thương xảy ra khi màng lót của dạ dày tá tràng bị thủng, mô bên dưới bị lộ ra. Viêm loét dạ dày thường xuất hiện ở người già, tuy nhiên những năm gần đây bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hoá.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày
Biểu hiện thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày là hiện tượng đau bụng, những cơn đau thường đau âm ỉ, đau bỏng rát, đau tức bụng, đau quặn từng cơn, cơn đau nặng có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Cơn đau thường biểu hiện giữa bụng đến rốn, cũng có thể lan hoặc không lan ra sau lưng. cơn đau thường xuất hiện ngay sau khi ăn khoảng 2-3 giờ đồng hồ hoặc khi đang đói mà ăn vào sẽ đau ngay.
Một số triệu chứng khác như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi, ngoài ra, nôn ra máu là một dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm loét dạ dày đã ở mức độ nghiêm trọng và nó là biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hoá.
Bài thuốc Đông y trị Viêm loét dạ dày hiệu quả
Hội nhà thuốc việt chia sẻ một số bài thuốc Đông y trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả như:
Tây y là phương pháp có tính hiệu quả cao nhất trong việc điều trị các bệnh dạ dày thể cấp tính, trong khi thuốc Đông y thể hiện rõ ưu điểm trong việc điều trị bệnh dạ dày ở thể mãn tính. Do đó, nhiều người bệnh hiện nay đang có xu hướng chuyển sang sử dụng thuốc Đông y trong điều trị các bệnh về dạ dày, nhất là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Nguyên liệu: Bạch thược, thanh diệp hành, nghệ vàng, cam thảo dây, nghệ đen, thanh bì, chuối hoa rừng, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược quý.
Tác dụng của bài thuốc Đông y này là Cầm máu, giảm đau viêm, ợ hơi, ợ chua, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch dạ dày, nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
Bài thuốc Giải độc hoàn
Nguyên liệu: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, dây tơ hồng, vỏ gạo, bạc sau, nhân trần, rau má cùng một số thảo dược khác.
Tác dụng: Là kháng sinh đông y, giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, bổ huyết tiêu viêm, tiêu sưng, giảm phù nề, trị mề đay mẩn ngứa, chống dị ứng, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn HP, sơ can giải uất, điều can lý tỳ…vv
Phương thuốc có tác dụng làm chậm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), kìm hãm sự phát triển của vi rút viêm gan, khôi phục nhu động ruột và những tổn thương của niêm mạc dạ dày tá tràng, giúp niêm mạc dạ dày hình thành một lớp màng bảo vệ dày đặc, tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày, tăng cường hệ thống miễn dịch, phục hồi chức năng dạ dày, phòng chống bệnh tái phát.
Phương thuốc Cao bình vị
Nguyên liệu: Bồ công anh, mơ tam thể, lá khôi, cỏ mực, mai mực, dạ cầm, tơ hồng xanh, xích đồng, cùng một số thảo dược khác.
Công dụng: Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, thanh nhiệt giải độc và sát trùng.
Phương thuốc này đặc biệt chủ trị các chứng viêm dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm trượt dạ dày, viêm hành tá tràng, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày
Cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày
Dược sĩ tư vấn để phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả cần lưu ý những điều sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống với mức độ vừa phải và tuyệt đối không ăn khuya trước khi đi ngủ
- Tạo thói quen ăn uống đúng giờ để tạo ra nhịp sinh học ổn định cho dạ dày.
- Hạn chế các thực phẩm có vị chua như cóc, xoài… hay thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, hành vì nó sẽ không tốt cho dạ dày của bạn
- Các chất kích thích như cà phê, chè đặc, nước uống có ga … sẽ khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axít hơn gây hại cho niêm mạc dạ dày.
- Không hút thuốc lá, không thức khuya quá 11h đêm
- Hạn chế bia rượu và các chất kích thích
- Sắp xếp hợp lý giữa nghỉ ngơi và lao động để tinh thần luôn được thoải mái nhất
- Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau vì nó rất hại cho bao tử.
- Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng của cơ thể,phòng chống bệnh tật, giúp các cơ quan hoạt động nhẹ nhịp nhàng.
Nguồn: thuocviet.edu.vn