Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Bật mí những công dụng chữa bệnh từ Chùm hôi

Bật mí những công dụng chữa bệnh từ Chùm hôi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 2,00 out of 5)
Loading...
29 Tháng Mười, 2017 Thuốc đông Y 3,095 Lượt xem

Chùm hôi hay còn được gọi với tên khác là Kim sương thường mọc ở các vùng núi thấp và trung du. Đây là một loại cây thuốc với vô số công dụng chữa bệnh đặc biệt. Hãy cùng với các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu cụ thể về loại cây này nhé.

Bật mí những công dụng chữa bệnh từ Chùm hôi

Bật mí những công dụng chữa bệnh từ Chùm hôi

Thông tin và một số công dụng của chùm hôi

Chùm hôi là một cây thuốc Đông y có tên khoa học là Micromelum falcatum (Lour.) Tanaka (tên đồng nghĩa: M. minutum), thuộc họ Cam – Rutaceae. Là cây nhỏ hay nhỡ, cao 5-6m. Cành non có lông mềm mịn như len, cành già nhẵn. Lá kép mọc so le, gồm 7-9 lá chét hình mũi mác, màu lục hơi vàng, gốc lệch, đầu có mũi nhọn, mép uốn lượn, hai mặt nhẵn trừ gân giữa , gân lồi rõ ở mặt dưới, cuống lá kép và cuống lá chét đều có lông tơ. Quả hình trứng, nhẵn, khi chín màu vàng đến vàng cam; hạt có lá mầm mỏng, màu lục. Chùm hôi ra hoa vào tháng 4 đến tháng 6 và cho quả vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim ngù, ngắn hơn lá, cuống có lông như len; lá bắc nhỏ; hoa màu trắng hay vàng nhạt; đài 5 răng ngắn có lông mềm; tràng 5 cánh nhẵn, mọc cong xuống; nhị 10 không đều, rời nhau, bầu hình trứng có lông.

Theo Đông y, chùm hôi có vị đắng, cay, tính ấm; có cộng dụng giảm đau, giãn gân, tán ứ, hoạt huyết, giải độc, kích thích tiêu hóa. Nhân gian thường dùng lá chùm hôi để trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp có công dụng chữa tê thấp, teo cơ. Rễ chùm hôi chữa đau họng, ho hen, chân tay co quắp, tức ngực, phong thấp tê bại, đòn ngã gãy xương, vết đứt dao chém. Một số vùng dùng lá hay rễ sắc uống chữa kinh nguyệt không đều, sốt và cả đau dạ dày. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu để xoa bóp. Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp.

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM, trong rễ chùm hôi có chứa một số thành phần hóa học: yuehchukene , phebalosin, 5,6-pyranoglycozoline, micromelin, murpanidin. Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, lá và quả chùm hôi chứa tinh dầu; hoa có mùi thơm tiết mùi acid prussic. Ngoài ra trong dịch chiết chùm hôi có tác dụng làm giảm viêm cấp tính chân chuột , giảm co bóp hồi tràng và tử cung cô lập động vật thí nghiệm và gây tăng huyết áp trên chó.

Một số bài thuốc lâm sàn áp dụng với Chùm hôi

Một số bài thuốc lâm sàn áp dụng vời Chùm hôi

Một số bài thuốc lâm sàn áp dụng với Chùm hôi

  • Chế rượu xoa bóp: rễ chùm hôi sao vàng 50g, ngâm trong 500ml  cồn 400, sau 1 tuần lễ, dùng rượu này xoa bóp vào chỗ đau nhức, teo cơ.
  • Trị đau họng: vỏ thân chùm hôi sắc đặc, ngậm nuốt dần từng ít một.
  • Trị rắn độc cắn: lá chùm hôi giã nhuyễn, thêm nước gạn uống, bã đắp lên vết rắn cắn.
  • Trị tê thấp, nhức mỏi, teo cơ, ho hen: rễ chùm hôi, vỏ núc nác, thân bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam, rễ cây vú bò, củ sả, mỗi loại dùng 10g, sắc lấy nước uống.
  • Trị đau cảm sốt, dạ dày, tiêu chảy: rễ chùm hôi, rễ chanh, rễ xuyên tiêu, rễ cúc áo hoa vàng, quả màng tang, mỗi loại dùng 8g, sắc lấy nước uống.
  • Trị đau ngực, té ngã tổn thương: rễ chùm hôi 12-20g, sắc lấy nước uống.
  • Trị chứng cảm mạo, rắn độc cắn: lá chùm hôi 8-16g, sắc lấy nước uống.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …