Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Bất ngờ với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ Na hay còn gọi là Mãng cầu

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ Na hay còn gọi là Mãng cầu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
12 Tháng Ba, 2018 Thuốc đông Y 323 Lượt xem

Na được biết đến là một loại cây ăn quả được nhiều người yêu thích và được trồng phổ biến khắp nước ta, tuy nhiên ít ai có thể ngờ rằng loại cây ăn quả quen thuộc này còn được xem là  một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ.

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ Na hay còn gọi là Mãng cầu

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ Na hay còn gọi là Mãng cầu

Thông tin sơ lược về cây Na

Na ở một số địa phương khác còn gọi với tên khác là Mãng cầu hay mãng cầu ta…Cây có tên khoa học là Annona squamosa. Cây cao 2-8 m, vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, tròn, trắng. Lá hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc mốc ở phần dưới, hoàn toàn nhẵn, thường là mềm, dài 10cm, rộng 4cm, có 6-7 cặp gân phụ. Hoa nhỏ, màu xanh lục, mọc đối với lá, có cuống dài 2-3 cm. Hoa thường rũ xuống, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa ngoài hẹp và dày, các cánh hoa ở trong rất hẹp hoặc thiếu hẳn, nhiều nhị và nhiều lá noãn. Quả mọng kép, màu xanh mốc, gần như hình cầu, đường kính 7cm-10cm, có từng múi, mỗi múi ứng với một lá noãn. Thịt quả trắng. Hạt đen có vỏ cứng.

Theo Y học cổ truyền, Quả Na vị chua, ngọt, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Công dụng: Quả Na dùng chữa đái tháo, đi lỵ, tiết tinh, bệnh tiêu khát. Quả xanh dùng trị lỵ và ỉa chảy. Quả Na điếc dùng trị mụn nhọt , đắp lên vú bị sưng. Hạt Na thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá Na dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ. Rễ và vỏ cây Na dùng trị ỉa chảy và trục giun. Ở Vân Nam (Trung Quốc), lá dùng trị xích lỵ cấp tính; lá dùng trị trẻ em lòi dom; quả dùng trị phù thũng ác tính. Ở Thái Lan, lá tươi và rễ dùng trị chấy, mụn nhọt, nấm tóc và lang ben. Ở Ấn Độ, rễ được dùng gây xổ; hạt, quả và lá dùng duốc cá, diệt côn trùng, diệt chấy; hạt kích thích và có khả năng gây sảy thai.

Thành phần hóa học có trong cây Na

Theo một số thông tin chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết trong quả Na có 72 % glucose, 14,52% saccharose, 1,73 % tinh bột, 2,7 % protid và vitamin C. Trong lá có một alcaloid vô định hình, không có glucosid, lá xanh chứa 0,08 % dầu. Hạt chứa 38,5-42 % dầu, trong đó các acid béo (acid myristic, arachidic, palmitic, stearic, hexadecanoic và oleic) chiếm tỷ lệ lớn. Trong hạt Na có một alcaloid vô định hình gọi là anonain. Chất độc trong hạt và rễ là các glycerid và các acid có phân tử lớn. Lá, vỏ và rễ của Na có thấy chứa acid hydrocyanic. Vỏ chứa anonain.    

Đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với Na

Na là cây ăn quả được trồng khắp nước ta

Na là cây ăn quả được trồng khắp nước ta

  1. Chữa viêm họng: Quả na điếc 50g, sinh địa 50g, nhân hạt gấc 20g, rễ xạ can 30g, lá bạc hà 50g, cam thảo dây 25 g, lá chanh 25 g, lá táo 25g. Tất cả phơi khô (riêng quả na điếc đốt tồn tính), và cùng giã nhỏ tán bột mịn, rồi trộn với 150g đường kính đã nấu thành xi rô làm thành hoàn mỗi viên nặng 0,5 g. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3 – 4 viên. Trẻ em tùy tuổi mà ngày uống từ 3 – 6 viên chia 2 lần. Cần uống 3 – 5 ngày.
  2. Trị nhọt ở vú: Quả Na điếc mài với dấm bôi nhiều lần.
  3. Chữa mụn nhọt sưng tấy: Lá Na, lá Bồ công anh, cũng giã đắp.
  4. Trị sốt rét cơn lâu ngày. Vò một nắm lá (20-30g) giã nhỏ, chế thêm nước sôi vào vắt lấy một bát nước cốt, lọc qua vải, phơi sương, sáng hôm sau thêm tí rượu quấy uống trước lúc lên cơn hai giờ. Mỗi ngày uống một lần, uống liền 5-7 ngày.
  5. Trị răng bị đau nhức: Lấy hạt na giã nhỏ ngâm rượu, rồi lấy rượu đã ngâm hạt na ngậm vào chỗ răng sưng đau, sau ngậm chừng 10 – 15 phút thì nhổ nước này đi. Ngày cần ngậm vài ba lần.
  6. Chữa giun đũa chòi lên ợ ra nước trong: Dùng một nắm rễ Na mọc về hướng Đông, rửa sạch , sao qua, sắc lấy nước uống thì giun ra.
  7. Trừ chấy, rận: Giã nhỏ hạt lấy nước gội đầu hay ngâm quần áo. Để trừ chấy, giã nhỏ hạt Na trộn với rượu hoặc giấm mà vò vào đầu, xát vào chân tóc, bịt khăn lại, giữ 15 phút rồi gội đầu. Tránh không cho va vào mắt vì có độc.
  8. Đi lỵ ra nước không dứt: 10 quả Na ương (chín nửa chừng) lấy thịt ra, còn vỏ và hạt cho vào 2 bát nước, sắc còn một bát, ăn thịt quả và uống nước sắc.
  9. Trị sốt rét: Quả na 40 g, giun đất (loại khoang cổ) 80g, phèn phi 20 g, quả na điếc đập vỡ vụn, tẩm rượu sao vàng, giun đất lộn ruột ra ngoài, rửa sạch và tẩy rượu, phơi khô, sao vàng. Hai thứ lại trộn với phèn phi, tán bột mịn và luyện với nước tỏi làm hoàn bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên. Hoặc lấy lá na 20 – 30g, giã nhỏ, chế thêm nước vắt lấy 1 bát nước cốt, lọc qua vải, phơi sương, sang ngày sau cho chút rượu khuấy và uống trước khi lên cơn sốt rét khoảng 2 giờ. Mỗi ngày uống 1 lần, cần uống liền từ 5 đến 7 ngày.

Một số lưu ý và Kiêng kỵ khi sử dụng Na

Ngoài những lợi ích mà Na mang lại cho sức khỏe con người thì các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo một số lưu ý cho các bạn đọc rằng đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối nhiều. Không nên ăn quả Na còn sống, chỉ nên ăn những quả na đã chín vì Na chưa chín ăn sẽ có vị chát và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa; Hạt na có độc, không được uống. Nhưng nếu khi ăn quả na , sơ ý nuốt phải hạt thì không sao, vì hạt na có vỏ dày và rất cứng bao bọc, ngăn không cho nhân hạt tác dụng với môi trường nên không gây độc.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …