Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Bướm bạc – vị thuốc bí ẩn cùng tên loài bướm

Bướm bạc – vị thuốc bí ẩn cùng tên loài bướm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
3 Tháng Tám, 2022 Tin Tức Y dược 199 Lượt xem

Bướm bạc trong YHCT, là thảo dược được xem là vị thuốc nam quý có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lương huyết…. Ngoài ra, thảo dược này còn có công dụng chữa trị say nắng và phòng ngừa say nắng.

Cây bướm bạc

Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm những công dụng khác của dược liệu này.

1.Giới thiệu về Bướm bạc

  • Tên gọi khác: Hoa bướm, Hồ điệp, Bướm bạc, Bươm bướm, Bướm chùa, …
  • Tên khoa học: Mussaendae pubenscentis.
  • Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).

1.Mô tả đặc điểm thực vật

  • Cây Bướm bạc là thảo dược nhỏ, mọc trườn cao từ 1- 2m. Các cành non có phủ lớp lông mịn.
  • Lá nguyên mọc đối nhau, dài 4 – 8cm, rộng 1,5 – 5cm. Mặt trên lá có màu xanh lục sẫm, mặt dưới lá có lông tơ mịn, có lá kèm hình sợi.
  • Hoa mọc thành Cụm hoa xim mọc ở đầu cành.màu vàng, có lá đài phát triển thành từng bản màu trắng. Trước khi cây ra hoa, cành xuất hiện một chùm lá bắc màu trắng bạc rũ trông như những cánh bướm bao bọc bông hoa trông rất đẹp nên còn có tên gọi là hoa bươm bướm.
  • Quả bướm bạc hình cầu, hạt ở trong nhỏ màu đen, khi vò quả mạnh có xuất hiện chất dính.Mùa ra hoa kết quả vào mùa hè.

2.Phân bố thực vật và thu hái

Theo cho biết Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cây bướm bạc này mọc nhiều ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, ở đồi núi, ven rừng. Loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc, khu vực miền núi ở Quảng Nam. Là cây ưa ẩm và sáng.

Bộ phận rễ và thân được thu hái suốt quanh năm, lá thường dùng tươi.Còn hoa thì thu hái từ tháng 6 – 7 hằng năm.

Dược liệu có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Nếu dùng khô thì đem thảo dược rửa sạch và phơi hay sấy khô.

3. Thu hái, chế biến

  • Dược liệu sau khi hái thân và rễ về, rửa sạch, cắt ra từng khúc.Sau đó phơi khô, cho vào túi nylon để bảo quản và sử dụng dần.
  • Lá thường dùng tươi.
  • Hoa thu hái vào tháng 6 – 7 hằng năm.

4.Bảo quản

Theo tin tức y dược nên bảo quản ở nơi thoáng mát, đóng gói kỹ càng trong bao bì sau mỗi lần dùng đối với thuốc sấy khô.

2.Bộ phận dùng:

  • Là hoa, thân, rễ, lá của cây.
  • Rễ và thân được dùng nhiều hơn.

Hoa của cây Bướm bạc

3.Thành phần hóa học

Cây Bướm bạc chứa các thành phần sau:

  • Toàn cây chứa acid ferulic, acid cumaric, acid cafeic, beta-sitosterol-D glucosid. Ngoài ra còn có , triterpenic, saponin, mussaendosid ….
  • Lá chứa hợp chất acid amin, acid hữu cơ, phenol, đường, beta-sitosterol.
  • Thân có beta-sitosterol và acid arjunblic.

4.Tác dụng – Công dụng

1.Y học hiện đại

  • Hoa Bướm bạc được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho hen, sốt cách nhật, giúp lợi tiểu, trị ho hen,.
  • Nếu dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi bị sưng tấy, gãy xương. giúp giảm đau.
  • Rễ, cành và thân Bướm bạc đều được dùng làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, khí hư bạch đới (chán ăn, mệt mỏi, dịch âm đạo màu trắng xuất hiện bất thường…).
  • Hiện nay, Viện Y học Cổ truyền đã xây dựng một phác đồ điều trị ho, viêm amidan cấp,  viêm họng đỏ với lá và thân bướm bạc 150g/ngày, sắc uống trong 3 ngày.

2.Y học cổ truyền

Thảo dược có vị hơi ngọt, tính mát. Quy kinh Phế, Tâm, Can.

Công dụng: thanh nhiệt, giải biểu, giải uất, lương huyết (làm mát), tiêu viêm. Dùng chữa trị:

  • Giải độc cơ thể, thanh nhiệt, bảo vệ gan và mát gan;
  • Chữa say nắng, điều trị sổ mũi;
  • Điều trị hen suyễn, ho hen và ho có đờm;
  • Làm lành vết thương trong các tình trạng chấn thương, gãy xương, phong tê thấp;
  • Lợi tiểu;
  • Điều trị chứng ra mồ hôi trộm;
  • Điều trị các bệnh lý ngoài da như mụn nhọt, lở loét và chốc ghẻ.

3.Cách dùng và liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc cụ thể mà có thể dùng dược liệu này với nhiều cách khác nhau. Ví dụ như sắc, tán thành bột mịn, làm viên hoàn hay sử dụng ngoài da.

Cụ thể:

  • Toàn cây: 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc.
  • Hoa: 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
  • Rễ: 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc. Cành, thân lá 6 – 12g.

Dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh:

  • Sổ mũi, say nắng.
  • Ho hen, hen suyễn.
  • Gãy xương, phong tê thấp, chấn thương.
  • Các bệnh ngoài da: mụn nhọt, lở loét, chốc ghẻ…

Dược liệu Bướm bạc dưới dạng thuốc sắc

5.Một số bài thuốc kinh nghiệm hay từ Cây Bướm bạc:

1.Chữa trị say nắng

Dùng 60 – 90g thân và rễ Bướm bạc khô,đun sôi với 1 lít nước và nấu nước uống thay chè trong ngày.

 2.Chữa trị sổ mũi, say nắng

Thân cây Bướm bạc 12g, 10g lá Ngũ trảo, 3g Bạc hà,đem rửa sạch để ráo nước. Đun sôi cùng với nước.Uống thay thế cho nước trà hằng ngày.

 3.Chữa trị ho, sốt, sưng amidan

  • Bài 1: Rễ cây Bướm bạc 30g, rễ Bọ mẩy 10g, Huyền sâm 20g.Đem rửa sạch, sau đó sắc với một lượng nước phù hợp và sử dụng.
  • Bài 2: lá và thân cây bướm bạc 150g,đem sắc với nước, rồi uống ngày 1 thang. Uống liên tục trong 3 ngày..

4.Chữa trị viêm thận, phù, giúp lợi tiểu

Thân Bướm bạc và Mã đề mỗi vị 30g, Kim ngân hoa 60g,đem sắc nước uống. Ngày 1 thang.

 5.Chữa trị sốt, khô khát, táo bón, tân dịch khô kiệt

60g Rễ Bướm bạc, Hành tăm 12g (đều sao vàng),đem sắc uống. Ngày uống 1 thang

 6.Chữa trị bệnh khí hư bạch đới

Dùng 10 – 20g rễ thảo dược, rửa sạch,đem  sắc kỹ với nước lọc một lượng phù hợp và sử dụng mỗi ngày/1 thang.

 7.Chữa trị lở loét da

Dùng lá cây Bướm bạc  và lá Mướp tươi liều lượng hai thứ bằng nhau.Rửa sạch, để ráo rồi giã nát ra đắp bã vào các vùng lở loét da cố định lại, rồi rửa lại với nước sạch.

8. Chữa trị thấp khớp, phong thấp và đau nhức xương khớp

  • Bài 1: Dùng 10 – 20g rễ cây Bướm bạc đem rửa sạch.Đem sắc trong 200 – 250ml nước. Nên uống khi còn nóng 1 thang /ngày;
  • Bài 2: Dùng cành, rễ cây Bướm bạc, Thổ phục linh, Thiên niên kiện, Cốt toái bổmỗi vị 30 g và 20g bạch chỉ. Đem sắc với nước, dùng uống mỗi ngày/1 thang.Hoặc người bệnh cần kết hợp với việc dùng lá cây bướm bạc tươi, giã nát sau đó đắp vào vị trí đau
  • Bài 3: 12-20g rễ bướm bạc, 10-12g lá lốt, 10-12g cỏ xước, 12-16g cành dâu, 8g mã đề.Đem sắc cùng 650ml nước sắc còn 400ml rồi chia làm 2 phần uống trong ngày trước khi ăn.Uống liên tục trong vòng 7 ngày.

9.Chữa bệnh trị chốc đầu

Dùng 30g hoa cây Bướm bạc, 25g Bồ kết và 100ml Mật lợn.Đun sôi các nguyên liệu cùng với nước và dùng gội đầu hằng ngày đến khi tình trạng bệnh lý được cải thiện.

10. Chữa trị bệnh chàm

Dùng Vôi củ, hoa cây Bướm bạc và lá Đào với một lượng bằng nhau.Đem rửa sạch dược liệu bằng nước, giã nhỏ và bôi xức vào những vùng bị tổn thương do bệnh chàm.

11. Chữa trị say nắng, sốt do phong nhiệt

Dùng 12 -15g thân cây bướm bạc, 10 -12g lá cây ngũ trảo, 3 – 5g bạc hà.Đem các nguyên liệu sấy khô hoặc sao qua cho khô rồi tán dập và ngâm vào 500ml nước sôi trong 5 đến 10 phút. Rồi chia thành 4 phần thuốc và uống trong ngày. Dùng liên tục trong 3 ngày.

12.Chữa trị tiểu rắt, tiểu khó, ho khan do nhiệt

Dùng 12 – 15g thân bướm bạc, 10g mã đề, 10g rễ cỏ tranh, 12g cành và lá cây kim ngân.Đem sắc với 500ml nước còn 300ml,uống trong ngày chia làm 2 làn, uống trước khi ăn. Uống đều đặn từ trong 1 tuần.

6.Những lưu ý khi sử dụng

Theo cho biết giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội khi sử dụng thảo dược này cần  lưu ý một số điểm sau đây:

– Cần sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng hoặc tự ý dùng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn

– Người bệnh cần sử dụng đúng cách, kiên trì, phải kiên trì sử dụng mới cảm nhận được hiệu quả.

– Không sử dụng thảo dược này cho phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 10 tuổi.

Tóm lại: Cây Bướm bạc là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà thảo dược này có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hay theo kinh nghiệm của dân gian. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công năng của vị thuốc đối với sức khỏe, ta nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Bạn hãy chia sẻ bài viết này cho người thân và mọi người biết để sử dụng./.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung

Xem thêm:thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …