Ngày 22/5, Bệnh nhân và người nhà của BV Bạch Mai có nhu cầu giặt đồ cá nhân sẽ sử dụng dịch vụ với giá “hữu nghị” tại Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện.
- 6 người trong 1 gia đình nguy kịch vì ăn nấm độc chết người
- Chuyên gia lí giải vì sao hai ngày đầu khó phát hiện bệnh sốt xuất huyết
- Mắc bệnh cực hiếm vì làm chuyện ấy mà quên dùng “áo mưa”
BV Bạch Mai sẽ cung cấp dịch vụ giặt đồ giá rẻ cho bệnh nhân và người nhà?
Theo cập nhật mới nhất từ một bạn sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hiện đang thực tập thì dịch vụ giặt đồ được cả người nhà và người bệnh hết sức ủng hồ, xóa bỏ hình ảnh nhếch nhác, phản cảm và thiếu mỹ quan trong khuôn viên bệnh viện. Tin tức y dược cũng cũng cho thấy giá cả của dịch vụ này cũng hết sức hữu nghị và phù hợp nên cần được ủng hộ.
Bệnh viện Bạch Mai đưa dịch vụ giặt là giá rẻ cho bệnh nhân vào hoạt động từ ngày 22/5/2017 với giá “hữu nghị”. Dịch vụ này được nhiều người nhà và bệnh nhân ủng hộ.
Theo TS. Dương Đức Hùng – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, tình trạng người nhà phơi đủ loại quần áo trong khuôn viên bệnh viện, nhất là dọc lan can các tầng trông rất nhếch nhác, phản cảm.
Nhằm chung tay gìn giữ môi trường bệnh viện “Xanh-Sạch-Đẹp” theo quyết định 3638/QĐ-BYT của Bộ y tế, từ ngày 22/5/2017 tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân và người nhà sẽ không được giặt, phơi đồ vải trong khoa/phòng và trong khuôn viên Bệnh viện. Người bệnh và người nhà bệnh nhân có nhu cầu giặt đồ vải cá nhân có thể giặt dịch vụ với giá ưu đãi tại Nhà giặt (Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn) của Bệnh viện, do Công ty MESCO thực hiện.
Bệnh viện xác định đây là 1 dịch vụ phi lợi nhuận, đảm bảo với giá thấp tối đa và bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm bù lỗ điện nước cho công ty thực hiện. Giá giặt là được niêm yết công khai và tối đa chỉ bằng 50% so với giá dịch vụ bên ngoài.
Chẳng hạn, giá giặt một chiếc quần lót, áo lót, tất chân, vỏ gối chỉ thu 2.000 đồng; một chiếc áo sơ mi, áo ngủ, áo phông có giá là 5.000 đồng; quần soóc: 4.000đồng/chiếc; quần âu, quần ngủ: 6.000 đồng/chiếc; màn đơn: 8.000 đồng/chiếc; bộ đồ ngủ, màn đôi, vỏ chăn: 10.000 đồng/chiếc. …
Cũng theo TS. Dương Đức Hùng, bước đầu khi triển khai, rất có thể sẽ có những ý kiến trái chiều, không đồng thuận bởi về tâm lý, 1 số bệnh nhân và người nhà không muốn chi phí thêm dù là một số tiền rất nhỏ. Nhưng đây là một trong những biện pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, hướng tới xây dựng bệnh viện “Xanh- Sạch- Đẹp” toàn diện.
Khi người nhà tự giặt đồ không sạch sẽ lại tham gia vào quá trình chăm sóc bệnh nhân, có thể mang thêm vi khuẩn truyền cho người bệnh. Chưa kể, có hiện tượng người nhà bệnh nhân sử dụng xà phòng rửa tay sát khuẩn để giặt đồ, rất lãng phí và người chăm sóc bệnh nhân thì không có xà phòng để rửa tay….
Được biết, cách đây 2 tháng, bệnh viện đã có thông báo tới bệnh nhân và người nhà về việc sắp tới bệnh viện sẽ nghiêm cấm tình trạng giặt, và phơi đồ vải cá nhân trong khuôn viên bệnh viện, đồng thời triển khai dịch vụ giặt là trên tinh thần phục vụ người bệnh.
Công tác này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện mà còn hướng đến quyền lợi của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, do đó đã nhận được sự đồng thuận của phần lớn bệnh nhân và người nhà.
Với những trường hợp chưa nghiêm túc thực hiện, ban đầu bệnh viện sẽ nhắc nhở. Sau đó, bệnh viện sẽ tiến hành tháo dỡ toàn bộ dây mắc, treo phơi ở ban công các phòng bệnh. Tuy nhiên, dịch vụ này là hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc. Người nhà bệnh nhân có nhu cầu sẽ chủ động mang đồ đến khu vực giặt là, hoặc có thể mang về nhà, giặt là bên ngoài. Còn quần áo của bệnh nhân nằm điều trị nội trú vẫn do đơn vị Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện đảm nhận với 1 quy trình riêng biệt sẽ bao gồm nhiều công đoạn phân loại, xử trí tốn kém hơn rất nhiều.
Trước thông tin trên, chiều 22/5, phóng viên có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai. Tại một số khoa phòng ở toà nhà Việt Nhật, vẫn còn tình trạng nhiều quần áo phơi ngoài hành lang bệnh viện chưa được dẹp bỏ, tháo dỡ.
Phơi đồ ở hành lang rất phản cảm và nhếch nhác
Chị Thuỷ trú tại Hưng Yên chăm người thân vị phổi tắc nghẽn mãn tính tại Trung Tâm Hô hấp toà nhà Việt Nhật, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, từ ngày vào viện đến nay đã 6 hôm, ngày nào nhà chị cũng thay và mua bột giặt về tự giặt. Hai – ba người thay đổi nhau trông người bệnh, nếu phải thuê giặt sẽ mất thêm khoảng 50 nghìn/ngày. Với những gia đình nông thôn lên Hà Nội chữa bệnh, khoản này cũng sẽ tốn kém.
Nhưng chị Thuỷ cho biết nếu bệnh viện có chủ trương chị cũng phải làm theo hoặc để tiết kiệm 3 ngày có người ở quê lên thay, chị sẽ dồn đồ cũ mang về nhà giặt.
Đa số người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đều thoải mái với việc giặt đồ của bệnh viện. Tuy nhiên, chị Chu Thuý Hà trú tại Thành phố Thanh Hoá chăm người ốm tại khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng nên tính chi phí theo kg thì sẽ tiện hơn. Bởi nếu tính ra một người thay đồ và theo giá bệnh viện kê thì cũng mất vài chục nghìn nếu tính kg. Nếu Bệnh viện tính theo kg, khoảng 10 – 15 nghìn đồng/kg sẽ tiện hơn là ngồi lọc đồ ra đếm từng cái.
Chị Nguyễn Thị Duyên trú tại Thái Bình chăm bố nằm tại trung tâm Hô hấp chia sẻ, buổi tối trong phòng chật nên người nhà thường nằm hành lang. Trong khi đó hành lang quần áo treo la liệt, cả đồ lót lẫn quần áo ướt, khô, rất bất tiện. Nếu bệnh viện có dịch vụ giặt là giá rẻ, gọn gàng, chị hoàn toàn ủng hộ.
Lời kể của một bạn sinh viên theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khi đi chăm người nhà ở bệnh viện Bạch Mai thì nếu tiến hành cung cấp dịch vụ này thì sẽ rất tiện lợi và vệ sinh.
Theo nguồn Báo Infonet – thuocviet.edu.vn